(HBĐT) - Ngày 6/1, Sở NN&PTNT đã tổ chức ở kết 3 năm thực hiện hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt ( giai đoạn 2014-2016); tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017.
Năm 2016, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng thời tập trung chỉ đạo và triển khai đồng bộ các các kế hoạch giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng 4,7%, là năm thứ 4 liên tiếp ngành nông nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất.
Công tác chỉ đạo sản xuất được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ theo hướng tái cơ cấu, tập trung phát triển các cây chủ lực gồm cây có múi, mía và cây rau, phát triển thế mạnh của các địa phương. Các lĩnh vực quản lý cây giống cây trồng, quản lý phân bón, quản lý an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật được quan tâm. Năm 2016 được đánh giá là năm an toàn về sâu bệnh trên lúa và các cây trồng cạn, trong đó có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, nhất là có sự chuyển biến trong ý thức phòng chống dịch, kiểm soát tốt dịch hại trên cây trồng. Tỉnh bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.
Huyện Cao Phong có trên 200 ha cây có múi đạt tiêu chuẩn Vietgap.
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 125,41 nghìn ha, giá trị sản xuất hiện hành đạt 7.680 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2015, vượt 0,21% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 73,09% giá trị sản xuất toàn ngành, cơ cấu vượt 2% so với cùng kỳ. Giá trị sản phẩm đạt 118 triệu đồng/ha, tăng 14 triệu đồng/ha. Đối với một số nhóm cây trồng chủ lực đã đạt giá trị thu nhập bình quân 400 triệu đồng/ha. Xuất hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp liên kết cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
Năm 2017, Sở NN&PTNT đề ra nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành và thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, tập trung phát triển thế mạnh của từng địa phương, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt đạt 4%/năm, trồng trọt chiếm tỷ lệ 69,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giá trị thu nhập đạt 120 triệu đồng/năm/ha đất canh tác.
P.V
(HBĐT) - Ngày 5/1, Bưu điện tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai kê hoạch SX-KD 2017. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Từ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng các loại rau màu trên diện tích đất ruộng 1 vụ, đã có nhiều hộ gia đình ở xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững...
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Đà Bắc, năm 2016, huyện đã huy động và lồng ghép các nguồn lực 153.899 triệu đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Ngày 4/1, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Công dân giám sát trong quản trị đất đai” với sự tham dự của đơn vị tài trợ và BQL Dự án tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ và một số cơ quan liên quan cấp tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2016, toàn tỉnh có 297 doanh nghiệp và 55 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 3.200 tỷ đồng, bằng 84,28% doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và bằng 128% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Do Nhân là xã vùng 3, cách trung tâm huyện Tân Lạc 14 km, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã luôn nỗ lực vượt khó. Thế nhưng, để về đích đúng lộ trình, con đường NTM ở xã nghèo này gặp không ít thử thách.