Ngày 30/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững rừng sản xuất là rừng trồng trên cơ sở hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.


Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn hỗ trợ người dân đưa vào trồng giống keo lai cấy mô nhằm nâng cao giá trị kinh tế rừng bền vững. 

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TU, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh duy trì độ che phủ rừng hàng năm trên 50%; có 3.000 ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hóa sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; 6.000 ha trồng mới, thâm canh và trồng rừng gỗ lớn bằng cây giống chất lượng cao. 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Năng suất rừng trồng tăng lên 1,3 lần; sản lượng gỗ đạt trung bình 150 m3/ha/chu kỳ gỗ lớn; giá trị thu được bình quân mỗi năm trên 1 ha đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 2,5 lần; đóng góp 16% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. 

Thực hiện mục tiêu đó, trong những năm qua, tỉnh tập trung triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến gỗ rừng trồng; thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp. Khuyến khích liên doanh liên kết, trao đổi, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng rừng, đất rừng nhằm thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ đất lâm nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất có quy mô lớn. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh để triển khai thực hiện nghị quyết. 

Lạc Thủy có thể nói là một trong những huyện phát triển kinh tế lâm nghiệp hiệu quả. Diện tích trồng rừng hàng năm từ 850 - 900 ha theo hướng thâm canh, trong đó trồng rừng gỗ lớn chiếm 54% diện tích. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy cho biết: Huyện đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh và ban hành quy hoạch 3 loại rừng. Đây là cơ sở cho việc quản lý, sản xuất rừng ổn định, lâu dài. Ngoài ra, huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng. Để nâng cao giá trị kinh tế rừng, huyện tiến hành trồng rừng thay thế, rừng phòng hộ, rừng sản xuất bằng cây gỗ lớn, cây đa mục đích; có sự kết hợp kinh doanh lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng. Bình quân mỗi năm toàn huyện trồng được trên 900 ha, chủ yếu là rừng sản xuất, với loài cây keo tai tượng thực sinh chiếm trên 90%. Mặc dù diện tích không tăng nhưng chất lượng rừng ngày một tăng lên do chất lượng giống dần được kiểm soát. Hiện tượng khai thác rừng non cũng giảm dần, mô hình kinh doanh gỗ lớn dần được quan tâm phát triển. Gắn với trồng rừng, trên địa bàn huyện hiện có gần 20 cơ sở chế biến gỗ. Qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Cũng như Lạc Thủy, huyện Mai Châu đang tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển rừng đa mục tiêu và phát huy giá trị đa dụng của rừng. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Mai Châu trên 43.816 ha, trong đó quy hoạch rừng đặc dụng trên 5.314 ha, quy hoạch rừng phòng hộ trên 21.195 ha, quy hoạch rừng sản xuất trên 17.305 ha. Theo đồng chí Bùi Văn Tuyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu, nhằm phát huy giá trị rừng, huyện tập trung phát triển kinh tế dưới tán rừng dựa trên 2 đối tượng là rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Do còn nhiều vướng mắc về cơ chế, huyện chủ yếu thực hiện đối với rừng sản xuất. Theo đó, đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất gỗ và đưa vào trồng thử nghiệm một số loại dược liệu dưới tán rừng tại một số địa bàn có diện tích rừng trồng lớn. 

Toàn tỉnh hiện có trên 467 nghìn ha rừng tự nhiên. Năm 2024, giá trị sản xuất theo giá so sánh ước đạt 1,32 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ; đồng thời các mặt công tác trong lĩnh vực góp phần thực hiện mục tiêu về tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,61%. Trong năm trồng 9,07 nghìn ha rừng tập trung, đạt 164% kế hoạch (5,55 nghìn ha) và gần 1,2 triệu cây phân tán, đạt 132% kế hoạch (1.197.740 cây). Tỉnh đã phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, góp phần tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.


Phương Linh

Các tin khác


Khánh thành Nhà máy sản xuất thương mại, dịch vụ gỗ Long Hưng tại xã Thanh Cao

Tại xã Thanh Cao, Công ty TNHH Hạnh Đạt vừa tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thương mại, dịch vụ gỗ Long Hưng. Tới dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản

Thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, góp phần đảm bảo chất lượng nông, lâm, thủy sản ngay từ khâu sản xuất. Gắn với quá trình kiểm tra, chi cục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở sản xuất tuân thủ tốt hơn các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng nông sản vẫn cần được tăng cường, nhất là dịp giáp Tết Nguyên đán do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ các dự án thành phần sân bay Long Thành

Chiều 9/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác Trung ương làm việc với các đơn vị liên quan về tiến độ Dự án sân bay Long Thành. Trong sáng cùng ngày, Đoàn công tác kiểm tra thực tế, tặng quà cho nhà thầu và người lao động tại dự án.

Khu công nghiệp Nhuận Trạch - điểm đến cho các nhà đầu tư xanh

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn có tổng diện tích 213,68ha, tại 2 xã Nhuận Trạch và Cư Yên chính thức khởi công vào ngày 10/1/2025. Với tổng mức đầu tư hơn 2.389 tỷ đồng, do Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình thuộc Tập đoàn Phú Mỹ - doanh nghiệp đã đầu tư thành công nhiều dự án khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận làm chủ đầu tư. Dự án được kỳ vọng sẽ là "điểm đến của thành công cho các nhà đầu tư".

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối từ quốc lộ 6 đi Độc Lập, Đú Sáng, đường 12B

Dự án đường nối từ quốc lộ 6 đi Độc Lập, Đú Sáng, đường 12B tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến 17,6km. Chủ đầu tư và đơn vị thi công đã phối hợp UBND huyện Kim Bôi, TP Hoà Bình đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

Triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2025

Sáng 8/1, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tỉnh tổ chức hội nghị kiện toàn Ban Chấp hành, Thường vụ và Thường trực Hội; đánh giá kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục