(HBĐT) - Giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường thể hiện ở các nội dung chính như sau: Một là, những câu chuyện tái hiện lịch sử loài người. Nội dung này chủ yếu thể hiện trong phần mo kể chuyện (mo sử thi), trong một số nội dung như sau: Chuyện Đẻ đất, đẻ trứng Điếng; chia năm tháng, đẻ pèl, nước lụt, nước cạn. Đây là 2 chuyện đầu tiên của phần mo sử thi. Hai chương này phản ánh nhận thức của con người về sự ra đời của trời đất trong vũ trụ, quá trình kiến tạo trái đất, quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử.

=> Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường 

 

Chuyện đẻ Tá Cài, Đẻ Tá Cần: phản ánh sự phát triển của xã hội loài người, về mối quan hệ giữa con người với con người đấu tranh để bước đầu manh nha hình thành xã hội có giai cấp. Chuyện xin lửa: là câu chuyên phản ánh sự phát minh ra lửa của con người. Chuyện đẻ bát, sanh, ninh; đẻ dầu đèn; đẻ tlống thôm; làm nhà cho con người đều là những câu chuyện về những sáng tạo của con người trong quá trình tạo dựng cuộc sống để tồn tại và phát triển. Chuyện lấy vợ cho lang Cun Cần và đẻ Dịt Dàng: phản ánh xã hội loài người thời kỳ quần hôn và sàng lọc nòi giống. Con người phải trải qua những đớn đau để sàng lọc nòi giống.

 

Cán bộ Sở VH -TT&DL kiểm kê bộ khót của thầy Mo, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Mo Mường.

 

Hai là, những câu chuyện phản ánh những bài học về đời sống cộng đồng và xã hội như: Chuyện tìm Chu, tìm Lội, kéo cây chu đồng làm nhà. Là câu chuyện phản ánh quá trình đấu tranh với thiên nhiên để kiến lập cuộc sống tốt đẹp. Bài học của câu chuyện là ý nghĩa của sự đoàn kết, về văn hóa tổ chức và lãnh đạo. Chuyện đốt nhà Dịt Dàng: phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong mối tương quan cộng đồng, giai cấp. Bài học về sự vong ơn, bội nghĩa đã dẫn đến những thất bại khôn lường trong cuộc sống. Chuyện săn muông cũng là những bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết và văn hóa tổ chức lãnh đạo để đấu tranh với thiên nhiên và cuộc sống. Chuyện Vườn hoa núi Cối là câu chuyện tình yêu của thời kỳ chế độ phong kiến đã  bước vào giai đoạn suy vong. Kể về mối tình của 2 chàng trai đã có gia đình và 2 cô gái. Kết cục để tất cả cùng đau khổ và không lối thoát.

 

Ba là, Mo Mường là một chỉnh thể nguyên hợp về văn hóa dân gian của người Mường. Mo Mường bao hàm tất cả các yếu tố và các loại hình của văn hóa dân gian của người Mường, trong đó gồm: Mo Mường là một loại hình văn học dân gian. Nếu nghiên cứu Mo Mường từ bình diện văn học thì đó chính là loại sử thi dân gian. Mo Mường hình thức thể hiện của nó chính là một loại hình diễn xướng dân gian mà trong đó bao hàm cả âm nhạc, múa và sân khấu. Mo Mường là một hình thức thể hiện chuyển tải nội dung tín ngưỡng, bởi mo Mường gắn với các lễ nghi dân gian. Mo Mường chuyển tải nội dung ứng xử của con người, trong đó có đầy đủ cách ứng xử giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và cộng đồng và ứng xử giữa các cộng đồng. Mo Mường chuyển tải nội dung về tri thức dân gian, trong đó gồm: tri thức về tự nhiên, tri thức về bản thân con người, tri thức về sản xuất, tri thức sáng tạo nghệ thuật, tri thức về quản lý và ứng xử xã hội.

 

Tỉnh ta có khoảng 63% dân số là người dân tộc Mường. Từ năm 2012, Sở VH -TT&DL đã thống kê được trên địa bàn tỉnh có 284 người vẫn đang thực hành nghề Mo hay còn gọi là ông Mo (nghệ nhân Mo Mường). Các nghi lễ có sử dụng Mo trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường vẫn đang được bảo tồn và phát huy thường xuyên. Đây là một môi trường tốt để Mo Mường tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, tỉnh đã và đang triển khai các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường như: Đã có nhiều sách, đĩa tư liệu về Mo Mường đã được xuất bản là một điều kiện để bảo vệ di sản Mo Mường. Hiện nay, Sở GD &ĐT chủ trì phối hợp với Sở VH -TT&DL, Sở KH &CN đang triển khai đề án “Nghiên cứu lựa chọn một số nội dung của di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình phù hợp đưa vào chương trình giáo dục di sản ở bậc học phổ thông trên địa bàn tỉnh”. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở VH -TT&DL xây dựng kế hoạch tuyên truyền về di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình trên các phương tiện thông tin và truyền thông. Đồng thời tổ chức thực hiện xây dựng website tổng hợp về di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình. Sở KH &CN chủ trì, phối hợp với Viện Ngôn ngữ học triển khai đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Việc Mo Mường được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp tỉnh ta bảo tồn, phát huy di sản và giới thiệu rộng rãi tới bạn bè trong nước và quốc tế.              

 

 

                                                                         H.L (TH)

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục