(HBĐT) - Hàng trăm năm qua, các thế hệ người Mường ở xã Nật Sơn (Kim Bôi) đã giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Đối với họ, chiêng và dân ca Mường không chỉ đơn thuần là nhạc cụ, âm nhạc mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tiếng chiêng âm vang trong mỗi bản đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi gắn liền với tâm hồn và đời sống tinh thần của bà con dân tộc Mường. Trong ngày tết cổ truyền, lễ hội đầu xuân, ngày mùa hay những chương trình văn hóa, văn nghệ của đồng bào nơi đây không thể thiếu âm thanh trầm bổng của tiếng chiêng. Giọng hát mượt mà, tha thiết của các làn điệu dân ca truyền thống.

 

            Các học viên tại lớp học trình diễn bài chiêng lóng chín.

 

Hiện nay, xã Nật Sơn có 2.018 nhân khẩu, 536 hộ gia đình chia thành 4 xóm, dân tộc Mường chiếm 85%. Trong đó, toàn xã chỉ có 10 mế biết đánh chiêng và hát dân ca Mường với khoảng 60 chiếc chiêng. Chiêng chủ yếu là tài sản chung của xóm làng để phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

 

Đứng trước thực trạng ngày càng mai một bản sắc văn hóa Mường, thế hệ con cháu không hiểu sâu sắc về chiêng và các làn điệu dân ca của người Mường. Vừa qua, xã đã mở lớp dạy về chiêng và hát dân ca Mường cho hạt nhân văn nghệ đến từ các xóm. Tham gia lớp học gồm 20 học viên ở 3 xóm: Rộc, Mát, Bưa Cầu. Xã đã mời nghệ nhân Đinh Thị Kiều Dung về trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, truyền tải các nội dung về cách đánh chiêng, hát dân ca Mường.

 

Tham gia lớp học, chị Bùi Thị Hồng (xóm Mát) chia sẻ:  Trước đây, tôi chỉ học đánh chiêng và hát dân ca Mường theo các mế. Thấy các mế đánh tò mò đánh theo chứ chưa được học một cách bài bản, chi tiết về cách đánh chiêng và hát dân ca Mường. Thời gian mở lớp học ít, chính vì vậy, chúng tôi luôn chăm chú lắng nghe nghệ nhân về cách dàn dựng, bố trí dàn chiêng; cách ngân nga trong làn điệu dân ca Mường. Tại đây, chúng tôi được học những bài dân ca Mường như: Đi đường, Bông trắng, bông vàng, Đeng queng, Mời trầu và điệu hát ru ban đêm Đập bông bông. Bài chiêng nâng cao là bài lóng chín.

 

Đồng chí Bùi Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Nật Sơn cho biết: Trước tình trạng ngày càng mai một của văn hóa Mường, tiếng chiêng không còn tròn trịa, thanh thoát, sâu lắng; các làn điệu dân ca của người Mường không được mượt mà, thiết tha, say đắm như trước. Để góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và phục vụ phong trào văn hóa, văn nghệ cho các ngày lễ lớn, trong thời gian tới, xã sẽ mở thêm các lớp dạy đánh chiêng và hát dân ca Mường cho nhiều đối tượng khác nhau. Hy vọng, từ những lớp học, trong tương lai không xa, tiếng chiêng lại ngân vang thường xuyên trên vùng đất Nật Sơn để động viên bà con hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc.

 

 

                                                                      Thu Thủy

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục