(HBĐT) - Một dịp đến thăm đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), chúng tôi được thưởng thức tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn biểu diễn. Theo chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn, điệu múa này thể hiện tinh thần đoàn kết, tấm lòng quý mến khách đến thăm của người Tày. Hiện chúng tôi tích cực lưu giữ, đưa vào một trong những nội dung sinh hoạt, luyện tập trong hoạt động của đội văn nghệ xóm, xã.

 

Đội văn nghệ của chị Thay có 12 người, thường xuyên luyện tập các điệu múa, bài hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày để biểu diễn trong các dịp lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ lớn hay những hội thi do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Cũng chẳng biết có tự bao giờ, điệu xòe của người Tày cứ thế lưu truyền từ đời này đến đời khác mà không hề đánh mất đặc trưng vốn có của nó.

 

Đồng bào dân tộc Tày chiếm tới 40,57% trong tổng số 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Người Tày tập trung đông ở các xã: Mường Chiềng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Tân Pheo, Tân Minh, Trung Thành, Đoàn Kết… Đồng chí Bùi Thị Hồng Anh, Phó Trưởng phòng VH -TT huyện Đà Bắc cho biết: “Những năm qua, huyện đã bám sát tinh thần Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong nhịp sống hiện nay, văn hóa dân tộc Tày về trang phục, chữ viết, phong tục tập quán luôn “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Huyện chú trọng lồng ghép bản sắc dân tộc Tày trong các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TD - TT. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền về bản sắc văn hóa đồng bào Tày và chú trọng công tác phổ cập giáo dục cho nhân dân nhằm nâng cao ý thức của người dân trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.

 

 

Tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” của đội văn nghệ xóm Nà Mặn,

xã Mường Chiềng (Đà Bắc) mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày.

 

Nhắc đến trang phục của người Tày, không thể không nhắc đến áo choàng, áo cóm, khăn đội đầu, yếm, váy và dây lưng lụa trong trang phục của người phụ nữ. Rong duổi trên con đường từ thị trấn Đà Bắc ngược lên các xã: Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng… không khó để chúng tôi bắt gặp những phụ nữ Tày trong trang phục truyền thống. Trang phục của người Tày do chính bàn tay khéo léo của người phụ nữ thêu dệt với điểm nhấn là bộ khuy áo được làm bằng nhôm (trước đây làm bằng bạc) kết hợp với viền màu sặc sỡ tùy theo sở thích của từng người.

 

Những năm qua, các lễ hội truyền thống của đồng bào Tày luôn được lưu giữ và tái hiện chân thực như lễ “Làm chẫm” để cúng tổ tiên vào tháng 7, 8; lễ hội “Căm pứn” theo tiếng Tày để cầu tổ tiên phù hộ mùa màng mới bội thu được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm hay lễ “Cúng cơm mới” vào tháng 11, 12 âm lịch. Đặc trưng trong lễ cưới của người Tày là gánh lễ xin dâu, tiếng Tày gọi là “hạp sày, hạp pà” cũng được duy trì thường xuyên ở các xã có đồng bào Tày sinh sống.

 

Trong nghệ thuật dân ca, dân vũ của người Tày không thể thiếu cây đàn tính là nhạc cụ chính. Ngoài ra còn có sáo ôi, trống, chiêng… được ngày Tày sử dụng trong các bài hát, điệu múa truyền thống. Riêng ở xã Mường Chiềng, hiện có khoảng 60 người có thể biểu diễn các bài hát sử dụng ca từ dân tộc Tày, gọi là “Khắp Tày”.

 

Một điểm đặc biệt trong văn hóa dân tộc Tày vẫn được lưu giữ đến ngày nay là ngôn ngữ và chữ viết. Thầy giáo Lường Đức Chôm, xã Trung Thành được biết đến như người “thắp lửa” cho cho việc truyền bá chữ viết Tày đến thế hệ trẻ. ở xã Mường Chiềng, 100% người dân đều nói được tiếng Tày và còn khoảng 20 người có thể đọc, viết được chữ Tày cổ. Đồng chí Sa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: “Từ nhiệm kỳ 2010-2015 đến nay, xã chú trọng thực hiện Nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào cuộc sống. Theo đó, từ năm 2014 đến nay đã mở 6 lớp dạy chữ Tày cổ cho hơn 40 thanh niên trên địa bàn”. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cùng bố là ông Sa Văn Mắn (91 tuổi) và đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Sa Văn Đức cũng là những người hiếm hoi còn lưu giữ các cuốn sách được ghi chép bằng chữ Tày cổ như sách gia phả các dòng họ người Tày trong xã, sách ghi chép ngày lành tháng tốt, sách kể các câu chuyện lịch sử về người Tày…

 

 

 

                                                                             Thanh Sơn

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục