(HBĐT) - Hòa Bình - vùng đất tươi đẹp, thiên nhiên trong lành, từ lâu nổi tiếng sản sinh ra những người con gái đẹp. Những cô gái Hòa Bình với vóc dáng cân đối, làn da trắng hồng đã trở thành nàng thơ, đi vào những bài hát của những nhạc sỹ nổi tiếng. Có lẽ vì thế, các cuộc thi hoa hậu hay người đẹp xứ Mường xưa đã được tổ chức từ thời Pháp thuộc. Vào năm 1932 và năm 1942, thực dân Pháp đã tổ chức 2 cuộc thi “Hoa hậu xứ Mường” với những bông hoa đẹp của núi rừng được vinh danh như Quách Thị Tẻo, xứ Mường Vang và Đinh Thị Nụ ở Châu Lương Sơn… Bẵng đi một thời gian khá dài, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ta đã tổ chức các cuộc thi sắc đẹp - đây là cơ hội cho người đẹp đất Mường đua tài, khoe sắc. Đặc biệt, trong năm 2016, người đẹp Hòa Bình đã có sự tỏa sáng vượt bậc khi ghi danh vào “bản đồ” sắc đẹp Việt Nam.

 

Nhiều cơ hội cho người đẹp đất Mường tỏa sáng

 

Những năm gần đây, các cuộc thi người đẹp trên địa bàn tỉnh ta được tổ chức gắn với các sự kiện văn hóa lớn từ tỉnh, khu vực đến các huyện, thành phố và các ngành. Trong đó, các người đẹp được khoe sắc qua các cuộc thi như: “Thi người đẹp các dân tộc”, “Thi trình diễn trang phục dân tộc”... Đánh dấu từ năm 2000, trong các hoạt động của sự kiện “Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc Tây Bắc” được tổ chức tại Hòa Bình, phần thi trình diễn người đẹp các dân tộc Tây Bắc, cái tên Đặng Quỳnh Nga, một thiếu nữ ở Mai Châu với dáng người dong dỏng, nước da trắng ngần đã được nhiều người biết đến khi được trao giải hoa khôi. Trong Ngày Hội Văn hóa Mường toàn quốc năm 2007 được tổ chức tại tỉnh ta, người đẹp Hồ Kiều Oanh, một thiếu nữ đất Mường Thàng đã đăng quang ngôi vị hoa khôi. Năm 2011, trong Chương trình Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất, phần thi trình diễn trang phục người đẹp các dân tộc, vượt qua trên 30 thí sinh đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Phú Thọ, Thanh Hóa, Gia Lai, Nguyễn Thị Minh Trang (thành phố Hòa Bình) đã được Ban tổ chức trao giải A, người đẹp nhất. Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 vừa được tổ chức có nội dung thi trình diễn trang phục dân tộc Mường với sự tham gia của 24 thí sinh các huyện, thành phố và tỉnh Thanh Hóa. Với vẻ đẹp tinh tế, giản dị nhưng cũng không kém phần sang trọng, đằm thắm của bộ trang phục phụ nữ dân tộc Mường cổ truyền, 2 thí sinh là Nguyễn Hàm Hương (thành phố Hòa Bình) và Nguyễn Thị Kiều Trang (huyện Lương Sơn) đã giành ngôi vị cao nhất…

 

Hoa hậu Biển Việt Nam 2016 Phạm Thùy Trang tham gia chương trình từ thiện “Nồi cháo tình thương” cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

 

Người đẹp Hòa Bình ghi danh vào “bản đồ” sắc đẹp Việt Nam

 

Không chỉ khẳng định sắc đẹp, tài năng, bản lĩnh của mình trong các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực, năm 2016 ghi dấu ấn của những người đẹp Hòa Bình đạt được kết quả cao trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam. Người đầu tiên phải kể đến là Phạm Thùy Trang, sinh năm 1995 ở tổ 5,  phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình). Từng là học sinh chuyên văn, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Trang sở hữu gương mặt khả ái, ưa nhìn. Trước khi tham gia Hoa hậu biển Việt Nam năm 2016, Trang đã từng dự thi Miss Teen 2012, lọt vào top 20; dự thi Hoa hậu Việt Nam năm 2014 và lọt top 38 trong đêm chung kết. Tham dự cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam 2016, Thùy Trang mang số báo danh 032, sở hữu chiều cao 1,7 m, nặng 50 kg cùng số đo 3 vòng 89- 60- 90. Trang đã vượt qua 35 thí sinh khác trong đêm chung kết tại Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh) để trở thành chủ nhân vương miện Hoa hậu biển Việt Nam trị giá 1, 5 tỷ đồng. Ngay sau khi trở về từ cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam, Thùy Trang đã gặp mặt tri ân các thầy, cô giáo trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng đầu tiên như: Nồi cháo tình thương, tặng quà cho bệnh nhân nặng ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh; tặng tủ, quần áo đồng phục cho trẻ em ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Trang chia sẻ: Khi chưa là hoa hậu, em đã thích tham gia các hoạt động xã hội. Khi trở thành Hoa hậu Biển, em thấy bản thân mình cần phải có ý thức bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết, cùng chung tay với mọi người để có thể tuyên truyền đến bạn bè, người thân vấn đề bảo vệ môi trường Việt Nam nói chung và môi trường biển đảo nói riêng... Hiện nay, Thùy Trang đang là sinh viên năm cuối ngành Thiết kế Nội thất tại Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mặc dù bận rộn với việc học nhưng Trang vẫn không ngừng hoàn thiện bản thân, trang bị kiến thức và dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động kiên quan tới biển đảo quê hương.

 

Các thí sinh khoe sắc tại phần thi trình diễn trang phục dân tộc Mường,

Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, naêm 2016.

 

Người thứ 2 ghi danh vào “bản đồ” hoa hậu Việt Nam là Bùi Thị Thu Trang, sinh 1996, người tộc Mường ở xã ân Nghĩa (Lạc Sơn). Thu Trang đã từng thử sức ở nhiều cuộc thi sắc đẹp khác nhau và đạt thành tích cao như: Cuộc thi trang phục dân tộc 2013 với giải B chung cuộc, top 38 chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, Top 20 cuộc thi Học Viện ngôi sao 2015. Năm 2016, Trang đến với cuộc thi Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu. Tuy  không sở hữu chiều cao lý tưởng như các thí sinh khác với 1m65 nhưng Trang thu hút ánh nhìn của ban giám khảo và khán giả bởi gương mặt hồn nhiên, đôi mắt sáng và duyên dáng, cân nặng 54 kg với số đo 3 vòng 84- 64- 91. Đặc biệt, tham gia phần thuyết trình trong cuộc thi, dấu ấn Trang để lại là một cô gái trẻ trung, mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với gương mặt rạng ngời tự hào. Trong bài thuyết trình với chủ đề: Hãy giới thiệu về địa điểm du lịch ở quê hương em (trong vòng 2 phút), Trang đã chia sẻ về “Bảo tàng không gian văn hóa Mường - nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị quý giá của dân tộc Mường. Trang phục hàng ngày của người dân cũng có nét đặc trưng riêng và ngày hôm nay em rất tự hào khi được khoác trên mình bộ trang phục truyền thống của người con đất Mường…”. Với sự tự tin, bản lĩnh của mình, Trang đã vào top 10 trong đêm chung kết và đoạt danh hiệu người đẹp du lịch trong cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu 2016. Hiện, Trang đang là sinh viên của Học viện Thanh thiếu nên Việt Nam. Đối với Thu Trang, vẻ đẹp của một người phụ nữ rất quan trọng và mỗi người phải tự ý thức giữ gìn vẻ đẹp đó, bởi nó chính là chìa khóa mang lại thành công trong công việc và cuộc sống. Ngoài việc được mọi người biết đến là một cô gái xinh đẹp, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, Thu Trang còn là một nữ sinh gương mẫu, đạt thành tích cao trong học tập. ước mơ của Trang là được làm việc và đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho tổ chức Đoàn thanh niên để có thể dìu dắt thế hệ đàn em trở thành các đoàn viên yêu nước, có ích cho xã hội…

 

Ngoài những cái tên kể trên, trên mảnh đất Hòa Bình còn rất nhiều bông hoa đẹp. Tuy không tham gia những cuộc thi sắc đẹp, đạt vương miện hoa hậu nhưng họ đang từng ngày, từng giờ khẳng định vẻ đẹp không những ở hình thể mà ở trình độ học vấn, trau dồi kiến thức, bản lĩnh để đóng góp công sức của mình cho gia đình và xã hội.

                                                                        

 

                                                                   Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục