(HBĐT) - Mỗi lần có dịp đi qua các làng quê ở vùng châu thổ sông Hồng đồng bằng Bắc Bộ, tôi luôn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những kiến trúc cổ. Đó là những chùa, đình, đền, lăng miếu và những con đường làng quanh co. ấn tượng hơn cả là khi đi qua những cổng làng, dù mỗi nơi một vẻ nhưng tôi luôn cảm nhận cổng làng như một lời mời chào gần gũi, thân thiết để mọi người bước vào với đời sống làng quê.

 

Trước đây, hầu như hai bên cổng làng đều có lũy tre xanh, là nơi dân làng thường ngồi chơi, hóng mát, giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin. Bởi vậy, cổng làng nào cũng vậy, là nơi thân thuộc với mỗi người dân. Nói về cổng làng, bác tôi  ở làng Tàu Đọ, Đông Hưng, Thái Bình, năm nay đã 89 tuổi giãi bày: Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Đó là nơi đất lề, quê thói. Dù to, dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá, chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng chỉn chu. Dù cửa nhà trong làng có thể còn sơ sài, con người có thể còn lam lũ nhưng cổng làng thì phải đàng hoàng, chững chạc. Đơn giản bởi cổng làng là bộ mặt, là biểu tượng của làng quê, phần nào thể hiện được cốt cách của làng, tư chất của mỗi người dân trong làng và đó thực sự là một phần của văn hóa làng. Bởi vậy, cổng làng phải được đặt ở vị trí trang trọng nhất và dễ nhìn nhất. Phía sau cánh cổng làng chính là sự kết nối cộng đồng gia tộc, làng xã, là những nét chung về phong tục, tập quán, văn hoá riêng biệt không làng nào giống với làng nào, đó là biểu  tượng thân thương và đặc trưng của mỗi làng quê truyền thống. Nhưng tất cả đều có nét chung là không khoe khoang, phô trương thành tích. Đương nhiên, để xây dựng cổng làng người ta ít khi nhắc đến chuyện tiền nong vì người người, nhà nhà cùng đồng sức, chung lòng để xây dựng mà quan trọng hơn là vị trí ở đâu, cao rộng ra sao, kiến trúc thế nào, tên làng phải được đắp, khắc trang trọng, chuẩn chỉ, chính xác và chắc chắn trước khi xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư luôn được tôn trọng, nhất là từ những bậc tiền bối và những người có uy tín. 

Cổng làng Nà Mòn, xã Bao La (Mai Châu) xây dựng sơ sài, không tương xứng với danh hiệu làng văn hóa.

Nhìn người lại ngẫm đến ta, Hòa Bình nói riêng và các tỉnh khu vực miền núi nói chung cổng làng mới chỉ xuất hiện khoảng hai chục năm trở lại đây. Năm 1995, ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Sau đó ít năm một số xóm, bản, khu phố được công nhận là “Làng văn hóa” và đa số cổng làng bắt đầu được xây dựng từ đó.   

Phong trào xây dựng cổng làng hình thành tự phát nên kiến trúc, mỹ thuật cũng hoàn toàn ngẫu hứng. Điều bất bình thường là mặc dù việc bình xét, công nhận thôn, xóm, khu phố nào đó trở thành “Làng văn hóa” có tiêu chí rất cụ thể, rõ ràng và được tính theo giai đoạn. Tuy nhiên, sau khi đón bằng công nhận hầu hết các thôn, xóm, khu phố đều  “Bố cáo với thiên hạ” danh hiệu “Làng văn hóa” của mình lên cổng làng.  Do cổng làng được xây dựng kiên cố bằng bê tông xi măng nên có thôn, xóm, khu phố nào đó vì mới có người nghiện ma túy, nội bộ mất đoàn kết dẫn đến khiếu kiện…mà bị “tước” danh hiệu nhưng ba chữ “Làng văn hóa” vẫn điềm nhiên tồn tại ở cổng làng. Có thể nói, cổng làng ở tỉnh ta được xây dựng hết sức đa dạng, phong phú cả về chất liệu, kiểu dáng, hình thức và nội dung. Nơi nào đời sống người dân còn nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp thì cổng làng được làm bằng bương, luồng, tre, nứa. Nơi nào kinh tế khá giả, nhiều mạnh thường quân thì cổng làng được đổ bê tông, xây bằng gạch, đá hoành tráng, bề thế.  

Cổng làng thời nay cũng khiến “ông Tây, bà đầm” từ ngạc nhiên đến thích thú vì có những cổng làng không có tên làng nhưng lại có dòng chữ bằng tiếng Anh rất rõ ràng “Hello -  Welcome” Họ thầm nghĩ ở vùng đất này đã phổ cập ngoại ngữ cho cộng đồng dân cư. Nhưng thực tế đó chỉ là hiện tượng “sính ngoại” ở một số làng, bản còn không ít người dân nhìn lên dòng chữ ngoại ấy nhưng không hề hiểu biết gì về ý nghĩa của nó.  

Giờ đã là thời Zalo, Facebook ấy vậy mà không ít cổng làng vẫn hiện hữu những dòng chữ nho, chữ Hán. Người thì đoán đó là câu đối, người thì cho rằng là hoành phi…nhưng đa số không luận được nội dung vì chữ tượng hình quả là không thể đoán già, đoán non được nên cái sự cổ kính đã dường như trở nên vô nghĩa đối với cả cộng đồng.  

Việc quản lý bảo vệ cổng làng dường như không được cấp ủy, chính quyền và người dân sở tại quan tâm, chú trọng. Bởi vậy không ít người lợi dụng cổng làng để làm quảng cáo. Quả là khó chịu khi cổng làng dán nhằng nhịt giấy xanh, trắng, đỏ với những dòng chữ “khoan cắt bê tông”; “Thông hố xí tự hoại, hố ga”; “Cây cảnh, cá giống”; “hoạn lợn”…Cồng làng là nơi già, trẻ, trai, gái tụ họp, hẹn hò, vậy mà có không ít người tiện thể buộc trâu, buộc bò và những con vật gần gũi với nhà nông cũng tiện thể phóng uế bừa bãi khiến phân, nước tiểu vương vãi khắp chốn uy nghiêm. Cũng có nơi, ban đầu một vài người mang quả trứng, mớ rau, con gà ra ngồi bán ở cổng làng, dần dần cổng làng biến thành chợ tự phát. Ngày nào cũng vậy, mọi người đều ngán ngẩm khi tan chợ là cổng làng lại ngổn ngang các loại rác thải…  

Tỉnh ta có 6 dân tộc chủ yếu: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao Mông. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, có những nét kiến trúc riêng. Từ thực trạng của cổng làng khiến chúng ta phải nghĩ đến việc giữ gìn nét đẹp văn hoá của các dân tộc để cổng làng nơi tâm điểm để mỗi người có những ấn tượng, hoài niệm về quê hương, nơi mình sinh thành. Cùng với đó, niềm vui sẽ trọn vẹn hơn nếu sau mỗi cổng làng là cuộc sống người dân luôn no ấm, yên bình, hạnh phúc và đậm đà bản sắc riêng có của mỗi dân tộc.

                                                                             Đức Phượng

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục