Mặc dù thừa nhận vai diễn mang lại nhiều hứng thú, nhưng Thu Quỳnh cho hay chính cô cũng ghét cay ghét đắng nhân vật của mình trong "Sống chung với mẹ chồng".

 

Thu Quỳnh đảm nhiệm vai Trang trong bộ phim đang gây sốt, 'Sống chung với mẹ chồng'. Đây là một cô gái tính toán, ghê gớm, nhiều thủ đoạn và chuyên bắt nạt mẹ chồng hiền lành ở quê lên (do diễn viên Minh Phương thủ vai). Trong phim, Thu Quỳnh sẽ lần đầu đóng chung với MC Danh Tùng.

Khác hẳn với gia đình cô bạn thân Vân (Bảo Thanh đóng) vốn rất chịu đựng và có bà mẹ chồng cực kỳ khó chịu do NSND Lan Hương thủ vai, cặp mẹ chồng - nàng dâu của Thu Quỳnh - Minh Phương ở vế đối lập khi con dâu thì ghê gớm còn mẹ chồng thì hiền lành, chân chất.

Tâm sự về vai diễn này, Thu Quỳnh cho biết có lẽ vai diễn của cô là nhân vật thứ 3 bị ghét trên phim, sau vai bà mẹ chồng quá quắt của NSND Lan Hương và anh chồng nhu nhược do diễn viên Anh Dũng đảm nhiệm trong 'Sống chung với mẹ chồng'.

Nữ diễn viên cho biết khi đọc kịch bản cô cũng phát sợ về nhân vật mình sẽ đóng. "Trang là người con dâu ghê gớm đến mức khi vừa đọc kịch bản tôi cũng không thể chịu nổi nhân vật này". Thu Quỳnh cho biết chính cô cũng ghét cay ghét đắng nhân vật mình đảm nhiệm và mong là khi phim lên sóng khán giả sẽ ghét nhân vật này.
'Sống chung với mẹ chồng' là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Thu Quỳnh sau 3 năm gián đoạn để thực hiện thiên chức làm mẹ. Ban đầu Thu Quỳnh không tự tin khi đạo diễn Vũ Trường Khoa ngỏ lời mời cô vào vai Trang do đây là dạng vai mới, lại thu tiếng trực tiếp. Tuy nhiên sau khi được đạo diễn 'Hôn nhân trong ngõ hẹp' thuyết phục, cô đã nhận lời.

Mặc dù tới 6/4, 'Sống chung với mẹ chồng' mới chính thức lên sóng giờ vàng VTV nhưng những ngày qua bộ phim này đã gây sốt trên các mạng xã hội và diễn đàn khi các trích đoạn, trailer liên tục được chia sẻ với lượng xem và lượt bình luận rất lớn do có những tình huống gần gũi với cuộc sống.

Biên kịch Đặng Thiếu Ngân chia sẻ: "Bản thân tác phẩm gốc cũng có những chất liệu tốt nên khi chuyển thể thành văn mình, để hợp với văn hoá, bối cảnh, đời sống Việt Nam thì phối hợp, sắp xếp lại sao cho trước tiên mình thấy logic, thú vị rồi mới kỳ vọng khán giả nhận thấy bản thân, người quen, bè bạn mình ở mỗi tình huống, mỗi nhân vật...

Trước khi bấm máy kịch bản đã được kiểm định, bàn bạc, góp ý cực kỹ lưỡng rồi, gần như chi tiết nào đưa vào kịch bản cũng đắt. Ra ra hiện trường đạo diễn và nghệ sĩ còn phiêu nữa nên hy vọng sẽ mang lại một bộ phim hấp dẫn, hay bởi chính sự chân thật, rất quen với nhiều người".

'Sống chung với mẹ chồng' (32 tập, đạo diễn Vũ Trường Khoa) được biên kịch Đặng Thiếu Ngân chuyển thể từ kịch bản Trung Quốc. Phim có sự góp mặt của các diễn viên Lan Hương (Mùa ổi), Lan Hương (Em bé Hà Nội), Trần Đức, Công Lý, Minh Phương, Bảo Thanh, Anh Dũng, Thu Quỳnh, Danh Tùng.../.

                                                                                           

                                                                      TheoVOV.VN

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục