Khán giả màn ảnh nhớ nhiều đến Duy Thanh ở những vai phản diện. Nhớ và yêu mến ông vì hiểu được đằng sau những vai diễn thành công là nỗ lực không ngừng của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề.

 

Nghệ sĩ Duy Thanh (trái) phim Lựa chọn cuối cùng - Ảnh: ĐPCC

Từ bí thư Thủ đến chủ tập đoàn Hòa “vâu”

 

Bí thư Thủ trong “Đất và Người” ( Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần - Phạm Thanh Phong) có vẻ ngoài đạo mạo, thậm chí nhiều lúc lành hiền nhưng lại ẩn giấu những mưu mô, thao túng quyền lực ở vùng quê. 

Cái “nhìn vậy mà không phải vậy” tạo nên một ông Thủ ấn tượng với người xem. Người ta ghét Thủ nhưng khi nhắc tới phim này lại không thể không nhớ Thủ.

 

Năm 2006, NSUT Duy Thanh xuất hiện trong “Chạy án” với vai chủ tịch Phạm Văn Túy. Đó là một ông chủ tịch thường tỏ ra nghiêm túc, chấp hành pháp luật, lo cho dân, nhưng thực chất lại dễ bị lung lay bởi cái xấu, bị cám dỗ bởi những cái lợi trước mắt.

 

Cái khéo của Duy Thanh là diễn xuất tự nhiên, rất “đời” những nhân vật mà cái xấu thấp thoáng sau những nét bình thường, thậm chí tốt đẹp.

Bởi vậy dù ông không cố gồng lên để “làm xấu” nhân vật mình nhưng những cái xấu được lộ diện bên cạnh những biểu hiện rất đời thường càng khiến khán giả ấn tượng và ghét cay ghét đắng những nhân vật ông thể hiện.

 

Năm 2012, phát hiên bị ung thư phổi nhưng NSUT Duy Thanh vẫn tham gia 5 bộ phim: Bí mật Tam giác vàng, Bão qua làng, Chạm tay vào nỗi nhớ, Khi đàn chim trở về và Lựa chọn cuối cùng.

 

Khi thì ông là chủ nhà nghỉ chứa chấp tệ nạn gây xáo trộn làng quê ở Bão qua làng, hay trùm buôn bán ma túy đội lốt ông bầu tuyển dụng người mẫu trong Chạm tay vào nỗi nhớ, giám đốc lâm trường cấu kết với lâm tặc trong Khi đàn chim trở về, Duy Thanh được các đạo diễn đánh giá là không diễn trùng lặp.

 

Điểm giống nhau ở các vai diễn và cũng là khác biệt  của ông so với người khác khi vào vai “ác” là không lên gân, diễn xuất tự nhiên, đúng với tính cách, hoàn cảnh của mỗi loại nhân vật khác nhau.

Khi nhận vai Hòa vâu trong Lựa chọn cuối cùng ( năm 2015), Duy Thanh đã trải qua hàng chục lần truyền hóa chất. Tóc ông đã rụng hết rồi mọc lại nhiều lần.

 

Đạo diễn Vũ Hồng Sơn cho biết 38 tập phim quay hơn 5 tháng nóng nắng, nhưng chính lòng yêu nghề và thái độ nghiêm túc, niềm lạc quan sống của Duy Thanh đã thuyết phục được đạo diễn vẫn mời ông tham gia.

 

“Trong đoàn phim Lựa chọn cuối cùng không chỉ có anh Duy Thanh mà còn có nghệ sĩ khác cũng mặc bệnh nặng. Với những nghệ sĩ yêu nghề, việc được tiếp tục  được làm việc là nguồn động viên tinh thần rất lớn để họ tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. Vì vậy tôi muốn trao cho họ cơ hội ấy”, đạo diễn Vũ Hồng Sơn chia sẻ.

 

Nghệ sĩ Duy Thanh (phải) trong Lựa chọn cuối cùng - Ảnh: ĐPCC

Người nghệ sĩ của đời thường

 

Ngược lại với những vai ác, ngoài đời nghệ sĩ Duy Thanh là người chính trực, đôn hậu. Phải chống chọi với bệnh tật nhưng ông không ỉ lại vào điều đó mà luôn cố gắng chấp hành nghiêm túc lịch quay của các đoàn phim.

Ở đoàn phim Lựa chọn cuối cùng, nhiều người đã quen với cảnh ông đi quay mang theo những túi thuốc, chai thuốc lỉnh kỉnh. Nghỉ quay thì uống thuốc, sức khỏe ổn lại vào quay, không một lời kêu ca, phàn nàn.

 

Hòa nhã, đôn hậu với tất cả đồng nghiệp, bạn bè, trách nhiệm với từng vai diễn vì “ dù là vai đáng ghét cũng phải làm cho ra để khán giả thấy thỏa mãn”, chính cách yêu và sống hết mình ấy khiến nhiều người yêu quý ông, khán giả yêu quý ông dù ông là gương mặt nổi bật của những vai phản diện.

Khi còn nằm bệnh viện, nhiều y bác sĩ đều biết ông không chỉ vì ông là nghệ sĩ mà vì ông là một bệnh nhân kiên cường, luôn cố tự mình làm lấy những việc có thể còn làm được, không muốn phiền đến người khác.

 

Duy Thanh tỉnh táo tới lúc ra đi. Ông nhớ hầu hết những người ở nhà hát, ở những đoàn phim, ông từng tham gia. Ông đón mọi người bằng nụ cười thanh thản.

 

Khi còn sống, ông đã có nguyện vọng hiến xác cho y học. Nhưng khi ông biết không thể được thì để lại di nguyện được hỏa thiêu, tro cốt rải ở cột mốc 92, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

 

Duy Thanh là biểu tượng của nghị lực sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Rất nhiều đồng nghiệp của ông đã ước nếu có những giải thưởng trao cho nghệ sĩ giàu nghị lực, cống hiến hết mình cho nghệ thuật thì sẽ trao cho ông.

 

Nhưng chưa có giải thưởng nào như vậy. Giải thưởng cuối cùng cho Duy Thanh là sự nuối tiếc và yêu mến của mọi người cho một tài năng, một nhân cách nghệ sĩ đã phải ra đi sớm...

 

                                                                                      TheoTuoitre

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục