(HBĐT) - Năm 2017, xã Cao Răm (Lương Sơn) phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã khích lệ tinh thần đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, đổi mới diện mạo nông thôn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

Xác định thi đua yêu nước là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, xã Cao Răm đã phát động phong trào một cách sáng tạo, sát tình hình thực tế. Đồng thời, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống người dân, đổi mới diện mạo nông thôn. Với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH, phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị, đã huy động được sức dân, tạo sự gắn bó và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, các phong trào thi đua trên các lĩnh vực KT-XH, nội chính, AN-QP, cải cách hành chính... đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều đợt phát động thi đua, thông qua nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước. Chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên. Thông qua phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, có sức lan tỏa và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Từ đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, kết cấu hạ tầng được nâng lên, tạo sự phát triển bền vững của địa phương

Về xã Cao Răm hôm nay, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay nơi đây. Một xã nông thôn mới đang trên đà khởi sắc. Cơ sở vật chất được đầu tư; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, ngành nghề dịch vụ nông thôn được mở rộng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, các tuyến đường giao thông, thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, xây mới… Nhân dân tích cực đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Qua đó, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, các giá trị truyền thống được quan tâm. Việc cưới, việc tang, lễ hội được tổ chức theo hướng tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, nhiều gia đình, khu dân cư tiếp tục giữ vững danh hiệu, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đến nay, thu nhập bình quân đạt 26 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ gia đình văn hóa, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa chiếm trên 80%. Phong trào văn hóa – văn nghệ, TD-TT được duy trì thường xuyên ở các khu dân cư. Hiện nay, xã có nhà văn hóa, sân vận động trung tâm xã, 9/9 xóm có nhà văn hóa, sân thể thao; 100% xóm đều có đội văn nghệ và đội bóng chuyền nam – nữ, bóng chuyền mềm. Năm 2017, xã đã tổ chức thành công Đại hội TD-TT xã Cao Răm lần thứ VIII và tham gia Đại hội TD-TT huyện Lương Sơn đạt giải ba toàn đoàn với 7 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được lan tỏa sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Đến nay, có 100% xóm, trường học, cơ quan có phong trào TD-TT. Số người tập luyện TD-TT thường xuyên đạt 35,5%, có 3 câu lạc bộ TD-TT.

Để có được những kết quả đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã chung sức, đồng lòng, phát huy nội lực, tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều phong trào thi đua, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... góp phần mang lại cuộc sống ấm no. Thu nhập bình quân đạt 26 triệu động/ người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 7,1%, xã đạt 18/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Với những thành tích đã đạt được, năm 2018, xã Cao Răm được đón nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa năm 2017.

Hồng Ngọc

 


Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục