(HBĐT) - Hòa Bình - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, trung tâm đồng bào Mường trong cả nước. Những yếu tố đó cộng hưởng, hun đúc nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc. Trước xu thế toàn cầu hóa, tác động của kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học - công nghệ, mạng internet… đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, trong đó có lĩnh vực văn hóa.


Vì vậy, khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngày 17/4/1998, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về việc thực hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan. Với quyết tâm cao, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chỉ thị được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong từng giai đoạn. Nhờ đó, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm, bài trừ mê tín dị đoan. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa được phát động rộng rãi, góp phần xây dựng văn hóa, xã hội, con người thời kỳ mới tiến bộ, văn minh, phát triển bền vững. Nếu năm 1998, toàn tỉnh có 43,4% gia đình văn hóa; 13,59% làng văn hóa; 53,6% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa thì năm 2017, tỷ lệ tăng lên lần lượt là 78,9%, 63,5%, 90,5%.

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, trong việc cưới, hầu hết các địa phương thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình. Lễ cưới có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục, nghi lễ, rút gọn thời gian nhưng vẫn đảm bảo vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Việc cưới của nhiều cán bộ, đảng viên hoặc con em của họ không tổ chức vào giờ hành chính ảnh hưởng đến công việc theo tinh thần Chỉ thị số 29. Tình yêu đôi lứa được tôn trọng tự do tìm hiểu. Nhiều gia đình sử dụng trang phục truyền thống trong lễ cưới…

Trong việc tang có chuyển biến tích cực. Thời gian, thủ tục, nghi lễ đảm bảo trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm, tương trợ, đoàn kết cộng đồng, phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, hoàn cảnh gia đình và hương ước, quy ước. Các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cơ bản được xóa bỏ. Các đám tang đều thành lập ban tang lễ để điều hành, tổ chức giúp gia chủ. Không còn tình trạng quan tài để trong nhà nhiều ngày gây mất vệ sinh, lãng phí thời gian, tốn kém vật chất.

Các lễ hội chấp hành nghiêm quy chế tổ chức, bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, tâm linh của nhân dân. Tỉnh duy trì và phục dựng một số lễ hội dân gian truyền thống. Tình trạng đốt vàng mã giảm dần, không mời gọi công đức trên loa… Các hiện tượng lợi dụng tướng số, làm tà thuật để trục lợi, người hành nghề mê tín dị đoan được chính quyền địa phương vào cuộc xem xét, xử lý. Trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Sở LĐ-TB&XH tuyên truyền lấy mẫu sinh phẩm xương, giám định gen để đảm bảo chính xác, khoa học.

Tuy nhiên, một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị. Quy ước, hương ước có nơi chưa được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời nên có nội dung còn lạc hậu. Tình trạng tổ chức đám cưới phô trương, rườm rà, diễn ra trong nhiều ngày, nhiều nơi; đi dự tiệc vào giờ hành chính; khung rạp lấn chiếm lòng đường…. vẫn gây bức xúc. Bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc dần mai một. Tình trạng tảo hôn diễn ra ở nhiều nơi. Một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa theo hướng dẫn. Còn tình trạng vi phạm nếp sống văn minh trong tổ chức tang ma như: thời gian để người chết trong nhà lâu, sử dụng nhạc tang công suất quá lớn, nhạc khúc không phù hợp, rải tiền lẻ, tiền âm phủ trong đưa tang… Hình thức tổ chức các lễ hội nặng về sân khấu hóa. Vệ sinh môi trường tại nhiều lễ hội chưa đảm bảo. Xuất hiện tình trạng xâm hại di tích, tùy tiện tu sửa, tôn tạo, đưa đồ cung tiến vào khuôn viên khi chưa được phép. Hoạt động mê tín dị đoan lén lút chưa được bài trừ triệt để…

Để xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, BTV Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới là tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW, Kết luận số 51-KL/TW và Chỉ thị số 20-CT/TU gắn với các văn bản của T.ư, của tỉnh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, xây dựng nông thôn mới… Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, sự phối hợp của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Coi trọng công tác tuyên truyền, phát động phong trào rộng rãi trong nhân dân. Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng.

Tiếp tục xây dựng mô hình làng văn hóa điểm về thực hiện nếp sống văn minh - gia đình văn hóa để rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các tiêu chí thực hiện nếp sống văn minh vào hương ước, quy ước và trong bình xét các danh hiệu văn hóa. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Kiên quyết bài trừ, xóa bỏ hủ tục, mê tín dị đoan. Điều chỉnh những phong tục, tập quán, tín ngưỡng các dân tộc phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo văn minh, tiến bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc. Tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; xây dựng môi trường văn hóa và các thiết chế văn hóa tại khu dân cư. Thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...


C.L


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục