(HBĐT) - Một thời, rạp chiếu phim được biết đến là một thiết chế văn hóa đặc biệt đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, những người yêu phim thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Rạp luôn sáng đèn và sử dụng hết công năng. Nhưng nay, cánh cửa rạp luôn ở thế im ỉm đóng, họa hoằn mới có dịp sáng đèn để phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa.


Rạp Hòa Bình nhiều năm liền không được sử dụng đúng công năng của một thiết chế văn hóa.

Rạp Hòa Bình tọa lạc trên điểm giao cắt giữa tuyến đường Hoàng Diệu và đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Phương Lâm (TP Hòa Bình). Đường có tên, nhưng từ bao năm qua, người dân thành phố vẫn quen gọi đây là ngõ rạp. Thời hoàng kim của chiếu bóng (những năm 80 - 90 của thế kỷ trước), con ngõ này luôn nhộn nhịp bởi rạp mở cửa chiếu phim phục vụ 5 - 7 ngày/tuần. Nay, thi thoảng rạp mở cửa chiếu phim, chủ yếu vào dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước như: ngày thành lập Đảng 3/2, giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế Lao động 1/5, Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12… Nhưng dẫu có mở cửa chiếu phim phục vụ (miễn phí) cũng chỉ thu hút được lượng nhỏ người đến xem, chủ yếu là người cao tuổi. Chuyện này hoàn toàn dễ hiểu khi chúng ta đang sống ở thời đại bùng nổ của các phương tiện thông tin như truyền hình, mạng internet với những kênh phim trực tuyến…, nên có nhiều sự lựa chọn cho người xem.

Để đỡ lãng phí một thiết chế văn hóa có tuổi đời 60 năm, thời gian qua, đơn vị được giao quản lý rạp đã cho thuê mặt bằng (địa điểm) tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn trong rạp. Cho người dân, doanh nghiệp thuê phần tiền sảnh, hai bên rạp để làm văn phòng giới thiệu sản phẩm, kinh doanh cà phê, nước giải khát… nhưng nguồn thu không đáng kể và không đủ để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đã quá xập xệ cùng năm tháng.

Làm sao để thu hút người dân thành phố trở lại với rạp Hòa Bình - đó là nỗi trăn trở thường trực của những cán bộ đang công tác tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Đã có nhiều cuộc họp bàn lấy ý kiến từ nhiều phía để xây dựng Đề án khai thác dịch vụ tại rạp chiếu phim Hòa Bình. Mới đây, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã đệ trình nguyện vọng: Tiếp tục duy trì hoạt động tuyên truyền, phổ biến và chiếu phim phục vụ chính trị tại rạp với tần suất 70 buổi/năm. Sản xuất phim phóng sự, phim tài liệu theo chính sách đặt hàng trong kế hoạch được duyệt hàng năm của UBND tỉnh, phục vụ tuyên truyền và phát triển KT-XH của địa phương. Tiếp tục duy trì việc cho thuê khai thác các dịch vụ liên quan để có thêm kinh phí tu bổ, sửa sang cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng.

Về kế hoạch để khởi động lại rạp chiếu phim, đồng chí Bùi Tú Cao, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh gợi mở: Hiện, trung tâm đang nghiên cứu phương án xã hội hóa để khai thác có hiệu quả rạp chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương. Ngay trong dịp hè này, Trung tâm sẽ phối hợp các trường học trên địa bàn xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa và xem phim tại rạp. Đồng thời, làm việc với Cục Điện ảnh để khai thác nguồn phim là những bộ phim có tính giáo dục cao, những phóng sự có ý nghĩa thiết thực để nâng cao hiểu biết, phòng tránh được những tệ nạn của xã hội và lồng ghép việc trình chiếu phim 3D, 4D phục vụ học sinh. Một mặt, khai thác nguồn phim lịch sử, chiến tranh, các phóng sự về văn hóa, lễ hội… phục vụ đối tượng người cao tuổi. Công việc đã được lập trình, nếu suôn sẻ, rạp Hòa Bình sẽ lại sáng đèn ít nhất 2 buổi/tuần để tổ chức các hoạt động văn hóa, điện ảnh, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng ở cơ sở nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Thúy Hằng


Các tin khác


Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hòa Bình năm 2019

(HBĐT) - Chiều 28/5, UBND TP Hòa Bình tổ chức Hội thảo "Phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hòa Bình năm 2019”. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện và các tỉnh bạn.

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh - Thư viện tỉnh mở đợt tuyên truyền lưu động về cơ sở

(HBĐT) - Ngày 27/5, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã tổ chức đợt tuyên truyền lưu động về cơ sở (đợt 1) năm 2019. Xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn được chọn là điểm khởi đầu của đợt tuyên truyền.

Thăm Đền thờ Chu Văn An - nơi người trẻ dốc tâm nguyện vào con chữ

Du lịch Hải Dương có nhiều điểm đến, nhưng có lẽ điểm nhấn cho các tua, tuyến nơi đây là Đền thờ Chu Văn An - tọa lạc trong khu di tích Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chúng tôi cảm nhận rõ điều này khi hòa cùng dòng người muôn phương đến dâng hương tri ân "Vạn thế sư biểu” Chu Văn An -nhà nho, nhà giáo đời Trần uyên bác, thanh liêm về ở ẩn dạy học, làm thơ, viết sách, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời an nhàn những năm tháng cuối đời.

Trang bị kỹ năng quản lý, xây dựng và quảng bá thương hiệu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

(HBĐT) - Sở VH-TT&DL vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng quản lý, xây dựng và quảng bá thương hiệu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các cơ quan quản lý, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phát động cuộc thi Ảnh đẹp, video clip quảng bá Khu du lịch Hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 24/5, Sở VH,TT&DL tổ chức phát động Cuộc thi Ảnh đẹp, video clip quảng bá Khu du lịch Hồ Hòa Bình năm 2019.

Sôi nổi phong trào văn nghệ quần chúng xã Nam Thượng

(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Nam Thượng (Kim Bôi) ngày càng phát triển rộng khắp, thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia vào các đội văn nghệ thôn, xóm. Qua đó góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục