Ngày 23-7, Đài truyền hình Việt Nam cho biết, phim tài liệu VTV đặc biệt "Đường về” của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư sẽ lên sóng VTV1 vào 20h10 ngày 24-7.

Phim kể về 2 bà mẹ của 2 liệt sĩ  có cùng tên, cùng quê, hi sinh và nhập ngũ cùng năm,  chỉ khác tên họ và đệm. Năm 2002, sau nhiều năm tìm kiếm, mẹ Lưu Thị Hinh ở Ninh Bình tìm được hài cốt của người con trai liệt sỹ Đinh Duy Tuân tại An Giang. Vì nhiều lý do, gia đình để phần mộ anh lại đây và lập bàn thờ, thờ tự từ xa. 

 

 

Hai bà mẹ trong phim "Đường về"

Năm 2018, đến thắp hương tại mộ, gia đình nhà mẹ Hinh mới biết hài cốt đã không còn ở đó 8 năm nay. Gia đình mẹ Hà Thị Xuân cùng quê Ninh Bình chuyển về xây cất tại nghĩa trang dòng họ địa phương vì cho rằng đây là liệt sĩ Bùi Thanh Tuân, con trai mẹ Xuân. 

Để giải quyết tình huống này, hai bà mẹ 83 tuổi đã phải đứng trước quyết định đau xót: Khai quật mộ để xét nghiệm ADN. Thế nhưng điều xót xa nhất không nằm ở đó...

Phim kể về câu chuyện nhầm lẫn khá hy hữu của hai bà mẹ liệt sĩ. Để thực hiện bộ phim, phải sau hơn 1 năm, vượt qua rất nhiều khó khăn và nghi ngại của gia đình nhân vật chính, anh và ê kíp mới ghi lại được những thước phim sống động mô tả chân thực diễn biến tâm lý của gia đình hai bên, đặc biệt là hai bà mẹ trong quá trình tìm lại con. Đạo diễn phim "Đường về” - Tạ Quỳnh Tư từng giành nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế với các bộ phim như Hai đứa trẻ, Miền đất hứa, Chông chênh

50 phút phim là nhiều cung bậc cảm xúc. Kết lại là những khoảnh khắc lặng đi vì nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống. Nỗi đau quá lớn của những người mẹ khiến mỗi người phải nhìn lại về những gì là có ý nghĩa trong cuộc sống này.

Theo Báo Công an nhân dân

Các tin khác


Dấu ấn cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang

Vừa qua, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909-1910”. Đây không chỉ là niềm vinh dự của nhân dân huyện Kỳ Sơn mà còn là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Phan Vũ – Trái tim yêu Hà Nội không bao giờ ngưng

Năm 2010, nhà thơ Phan Vũ có dịp ra Hà Nội, để đích thân đọc trường ca "Em ơi, Hà Nội phố”, chỉ vì "thơ của tôi nhiều người chép tay và truyền miệng, thành ra tam sao thất bản quá”. Khi ấy dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng ai trò chuyện với ông cũng đều cảm nhận được vẻ trẻ trung, sôi nổi và đầy ắp chất lãng mạn, hào hoa của một chàng trai Hà Nội xưa.

Nhà thơ Phan Vũ qua đời ở tuổi 93

Nhà thơ, nhà viết kịch Phan Vũ đã qua đời sáng nay, 17-7 do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 93 tuổi.

Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động huyện Mai Châu năm 2019

(HBĐT) - Ngày 17/7, huyện Mai Châu tổ chức Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động (CNVC - LĐ) chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).

Gần 500 nghệ nhân, diễn viên tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Lạc                           

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc vừa tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Lạc năm 2019.

Gần 2.200 nghệ sĩ tham gia Liên hoan "Bài ca nâng bước quân hành"

Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ IX năm 2019 sẽ diễn ra ở ba khu vực trên cả nước, với sự tham gia của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên, sinh viên lực lượng vũ trang cũng như thanh niên, sinh viên đại diện trong toàn quân, toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục