(HBĐT) - Những năm gần đây, khi về Yên Thủy vào mùa lễ hội, đặc biệt là ngày 6 tháng Giêng hàng năm - ngày khai hội đình Xàm (xã Phú Lai), mọi người không chỉ được hòa mình với hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi động, hấp dẫn mà còn cuốn hút với hoạt động trưng bày, mua bán sản phẩm thủ công truyền thống, nông sản đặc sản trên địa bàn.



Các thành viên tổ hợp tác làng nghề nấu rượu làng Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy) kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. 

Lễ hội đình Xàm là nơi tái hiện những nét sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt qua hàng trăm năm với những hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người, góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi vậy, đình Xàm và lễ hội đình Xàm được coi là di sản văn hóa quý giá vùng Mường cổ của huyện Yên Thủy nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Theo các tài liệu Hán Nôm và các bậc cao niên cho biết, đình Xàm được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845). Đình thờ thành hoàng là nhân thần, người địa phương tên tục là Bùi Văn Khú (Đô Khú) cùng vợ là Thiên Tinh công chúa. Tương truyền Đô Khú sinh vào đầu thế kỷ XVIII, ở xóm Xàm, có nhiều công lao đánh giặc ngoại xâm, được vua trọng thưởng. Để tưởng nhớ công trạng của ông với quê hương, đất nước, nhân dân đã lập đình thờ tại khu vực gò Mè, thuộc xóm Xàm để thờ phụng. Đình Xàm hiện còn lưu giữ 11 bản sắc phong sắc sớm nhất năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), đến nay, đây là bản sắc phong sớm nhất của tỉnh Hòa Bình, sắc muộn nhất vào năm Khải Định thứ 9 (1924). Tháng12/2010, huyện Yên Thủy đã khởi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục dựng lại ngôi đình tại địa điểm cũ, kinh phí gần 11,4 tỷ đồng trên cơ sở kiến trúc và kết cấu của ngôi đình xưa. 

Một phẩm vật không thể thiếu trong dịp lễ hội đình Xàm là rượu làng Đình, còn được gọi là rượu cổ truyền Đù Địn, một sản vật có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, được truyền lại từ hàng trăm năm trên vùng đất có suối nguồn và khí hậu trong lành, mát mẻ, đất đai màu mỡ. Ông Bùi Văn Vinh, tổ hợp tác làng nghề nấu rượu cổ truyền Đù Địn chia sẻ: Trước đây, xóm Đình, xã Phú Lai là xóm Đù Địn, xã Phú Thủy (Lạc Thủy). Vì thế chúng tôi đặt tên là "rượu Đù Địn”. Rượu Đù Địn được làm từ gạo nếp cái hoa vàng do người dân địa phương trồng trên những cánh đồng làng màu mỡ, được ủ bằng men lá hơn 3 tháng trong hang núi với nền nhiệt tự nhiên 260C, chưng cất kỹ bằng công nghệ truyền thống, hơi rượu được ngưng tụ qua những ống nứa dài dẫn xuống vỏ sành. Đây là cách cất rượu đặc biệt, không sử dụng hóa chất bảo quản nên rượu Đù Địn vừa được khử độc kỹ, vừa giữ được hương vị thơm ngon với màu vàng mơ của nếp cái hoa vàng. Hơn nữa, những vò rượu được cất giữ lâu năm trong hang núi Cưng đạt đến độ thơm ngon đặc biệt, sau khi thưởng thức đem lại cho thực khách cảm giác thơm ấm, ngon ngọt, hào hứng, bay bổng. Để đảm bảo chất lượng, rượu Đù Địn chỉ được sản xuất từ tháng 9 - 12. Bình quân mỗi năm, tổ hợp tác sản xuất khoảng 2.000 lít. Với độ an toàn thực phẩm cao, giá cả hợp lý và có tác dụng vượt trội như nhuận sắc, bổ khí, đem đến giấc ngủ êm ái... Rượu Đù Địn ngày càng được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Từ ý tưởng ban đầu, duy trì nghề nấu rượu để lưu giữ, bảo tồn nghề truyền thống cha ông để lại, đến năm 2018, tổ hợp tác ở xóm Đình, xã Phú Lai với tổng số 19 thành viên được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống và được Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu "Rượu cổ truyền Đù Địn”. Vì thế, nhiều năm qua, rượu Đù Địn không chỉ là sản vật được khách hàng trong huyện, tỉnh ưa chuộng mà còn có mặt ở nhiều thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… Đây cũng là cơ sở để xã Phú Lai xây dựng rượu Đù Địn thành sản phẩm OCOP của địa phương trong thời gian tới


Đức Phượng

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục