(HBĐT) - Mâm cỗ lá - ẩm thực đặc sắc nhất mang hương vị núi rừng Hòa Bình được xem là nét văn hóa ẩm thực sơ khai của người Mường được lưu giữ đến nay.

Đặc sắc mâm cỗ lá

Để có mâm cỗ lá ngon trước tiên phải từ nguyên liệu. Nguyên liệu mâm cỗ phổ biến nhất là lợn bản địa, còn được gọi là lợn lửng, trọng lượng tầm 15 - 30 kg. Loại lợn này thường được nuôi thả trên rừng hoặc nuôi bán thả rông, quanh năm ăn lá rau, ngô, sắn nên thịt săn chắc, ít mỡ, vị thơm ngọt tự nhiên. Lá dùng để xếp cỗ là lá chuối rừng đã hơ qua lửa cho dẻo và có mùi thơm ngai ngái đặc trưng, biểu tượng cho sự gắn bó của cư dân với núi rừng.
 

Du khách về dự Tuần lễ văn hóa du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 thưởng thức đặc sản rượu cần làm từ men lá 

Mâm cỗ lá hiện nay không đơn điệu chỉ có món luộc mà sinh động, cầu kỳ, bày trí bắt mắt hơn, bổ sung thêm món nướng, chả lá bưởi và các món ăn phụ trợ như bát canh loóng. Món xôi trắng dẻo thơm được gói vuông vức trong tàu lá chuối, biểu trưng cho tinh hoa của đất và rừng. Cùng với đó là muối hạt dổi. Hạt dổi nướng trên than hồng giã nát, trộn với muối rang trở thành một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Mường, làm hương vị mâm cỗ thêm đậm đà.

Ông Bùi Văn Khẩn ở bản Mường Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) cho biết: Với mâm cỗ lá ngày Tết, các gia đình cúng dâng trời đất, tổ tiên cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình an, no đủ. Mâm cỗ lá mang nét tinh tế, giá trị văn hóa tiểu biểu thể hiện tính cộng đồng, nề nếp gia đình, đồng thời chứa đựng cả ân tình của người Mường Hòa Bình trong tương quan với đất trời, rừng núi.

Nức tiếng đặc sản rượu cần

Truyền thuyết kể rằng, rượu cần của người Mường ra đời từ bàn tay khéo léo, trí tuệ và sự đức hạnh của người con gái Mường. Uống rượu cần người Mường là uống sữa mẹ thiên nhiên và uống cái tình người nồng ấm.

Theo chia sẻ của bà Bùi Thị Cùi, nghệ nhân nổi tiếng với nghề nấu rượu cần đặc sản Mường Vang (Lạc Sơn) thì bí quyết để có vò rượu cần ngon nằm ở men rượu. Men rượu cũng giống như linh hồn của vò rượu, bà thường dùng men lá được chế biến từ lá cây trên rừng. Có nó, người Mường làm ra được thứ rượu ngọt ngào, có lợi cho sức khỏe và có giá trị tinh thần, văn hóa cộng đồng sâu sắc. Quy trình làm rượu khá công phu, gạo nếp được ngâm qua một đêm để mềm, trấu rửa sạch, phơi khô, sau đó trộn đều gạo, trấu cho vào đồ, đồ chín cho ra để nguội và trộn men vào, tiếp tục ủ một đêm để men rượu ngấm hết vào cơm, trấu.

Yếu tố quyết định rượu ngon tiếp theo thuộc về người làm ra nó. Cũng theo nghệ nhân Bùi Thị Cùi, người trộn men phải làm cho thật đều, ngấm vào từng hạt cơm, hạt trấu, có thế rượu mới dùng được lâu. Mặt khác, nhiệt độ phải vừa đủ ấm để đảm bảo lên men được, nếu không toàn bộ các công đoạn trước coi như bỏ đi hết, cố làm tiếp thì rượu cũng chua, nhạt, không dùng được. Khi rượu lên men thành công cho vào vò ủ rượu chờ đến lúc uống được. Vò ủ phải được đậy kín để tránh không khí làm hỏng rượu. Vào mùa nóng khoảng 20 ngày là chất rượu đã ngọt, còn mùa lạnh nên để qua 1 tháng mới dùng.

Rượu cần ngày nay được được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt cộng đồng, mừng nhà mới, đám cưới, tiếp khách hay các lễ nghi tín ngưỡng. Đặc biệt trở thành món quà mang lại cảm giác đầm ấm, vui vẻ cho mọi cuộc vui. Rượu cần đã trở thành thương hiệu xuất xứ Hòa Bình, xuất hiện một số cơ sở, làng nghề sản xuất rượu cần phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách hàng khắp vùng miền trong cả nước.

Bên cạnh mâm cỗ lá, vò rượu cần là những ẩm thực đặc sắc nhất xứ Mường, những món ẩm thực mang hương vị núi rừng, dân dã khác của người Mường Hòa Bình cũng được thực khách khen ngợi, như món rau đồ với nguyên liệu rau đủ đủ, cải mèo, lá lốt, cải đồng hay món măng chua nấu thịt gà, thịt trâu lá lồm... Về xứ Mường Hòa Bình, thưởng thức mâm cỗ Mường, vui say trong men rượu cần vào những dịp lễ, Tết mới cảm nhận hết ý nghĩa, hương vị ẩm thực độc đáo trong cuộc sống người Mường.  
 

Bùi Minh

Các tin khác


Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục