Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân ở làng trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) lại hối hả với công việc phục hồi và trồng mới các gốc đào, sẵn sàng cho một mùa Tết Nguyên đán năm sau.

Không khí tại làng nghề trồng đào truyền thống Nhật Tân trong những ngày này đang trở nên tất bật do người dân đã bắt đầu thu gom đào về vườn. Để hồi sinh những gốc đào cho thuê sau Tết, người dân nơi đây đã phải dùng mọi biện pháp như tưới nước, bôi vôi diệt trừ sâu bệnh, cắt tỉa cho đào.


Chú thích ảnh
Công đoạn tưới nước, bôi vôi cho những gốc đào thu hồi sau Tết Nguyên aán Canh Tý tại nhà vườn.
Chú thích ảnh

Các gốc đào phải luôn phải được duy trì độ ẩm nhất định, nếu không các chồi, mầm non sẽ bị héo chết.
Chú thích ảnh

Người trồng đào thường chặt gần hết các cành đào bán Tết, chỉ để lại 2 - 3 cây nuôi mầm ghép lấy giống, cắt ghép mắt cho những gốc đào.
Chú thích ảnh

Nhà vườn sau khi đưa đào về xử lý sẽ ghép mới và bảo vệ mắt ghép.
Chú thích ảnh

Những bông hoa đào nở muộn tại vườn đào Nhật Tân.
Chú thích ảnh

Những cây đào này phần lớn là đào cho thuê, chỉ có số ít là được mua về do người chơi đào không thể chăm sóc.
Chú thích ảnh

Một gốc đào nếu được chăm sóc cẩn thận có thể được quay vòng đến 7 - 8 năm.
Chú thích ảnh

Các cây đào sau khi thu hồi về vườn, phải được rắc vôi bột cho đỡ "hăng", đảm bảo cây phát triển tốt vào năm sau.
Chú thích ảnh

Chở đất phù sa mới về trồng đào.
Chú thích ảnh

Mỗi xe đất, các nhà vườn sẽ phải mua với giá 500.000 đồng, vườn nào ít thì mua khoảng chục xe, vườn nào trồng nhiều thì phải mua tới hàng trăm xe.
Chú thích ảnh

Chồi non đã lại xuất hiện trên những gốc đào Nhật Tân trong nắng Xuân.
Chú thích ảnh

Tại chợ hoa Quảng Bá, người dân vẫn đang bán những cành đào nở muộn.

 


                                                                                           Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục