(HBĐT)-Những ngày tháng Tư lịch sử này…mỗi khi được nghe những câu thơ, bài hát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam, những người được sinh vào những năm 50, 60 của thế kỷ 20 lại trào dâng những tình cảm tha thiết một thời. Đó là tấm lòng và hành động cụ thể hướng về miền Nam thân yêu, cùng khát vọng hoà bình, đất nước thống nhất, non sông liền một dải…Thời đó, phương tiện giải trí duy nhất của hầu hết các gia đình phía Bắc chỉ là chiếc ra-đi-ô. Ở vùng nông thôn, nhiều người phải tranh thủ nghe "ké” hàng xóm mỗi đêm. Mỗi đêm, mọi người đều háo hức, quây quần nghe các bản tin chiến thắng, nghe những lời hiệu triệu thúc giục của non sông, đất nước…

Những câu ca dao, câu thơ được ngâm, đọc trên sóng phát thanh là hành trang cho người ra trận và cho cả người "tay cày, tay súng” ở hậu phương miền Bắc: "Ra đi giữ trọn lời thề/Đánh tan giặc Mỹ mới về quê hương”. "Nước còn giặc còn đi đánh giặc/Chiến trường giục giã bước hành quân”. Những bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu, Hoàng Nhuận Cầm, Dương Hương Ly, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Trần Đăng Khoa…được cất lên như tiếp sức cho bao người ở các mặt trận. Làm sao có thể quên nhưng câu thơ của "Nhà thơ Trường Sơn” Phạm Tiến Duật: " Ðường ra trận mùa này đẹp lắm/Trường Sơn đông với Trường Sơn tây…Từ nơi em gửi đến nơi anh/Những đoàn quân trùng trùng ra trận/ Như tình yêu nối lời vô tận/Ðông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn”. Có cả sự hào hùng, khí thế, nhưng cũng có cả những da diết, nhớ thương, tình yêu đôi lứa và cả những mất mát của con người Việt Nam trong những năm tháng khốc liệt. "Hương thầm”(Phan Thị Thanh Nhàn), "Cuộc chia ly màu đỏ”(Nguyễn Mỹ), Bài thơ về hạnh phúc(Dương Hương Ly), Phan Thiết có anh tôi. Trường ca Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh), Dấu chân qua trảng cỏ(Thanh Thảo)... Người hậu phương dõi theo và được biết được tâm thế của người ra trận cùng ý chí vượt qua bom đạn của những chiến sĩ trên các chiến trường, cùng hẹn ước cho ngày chiến thắng: "Em đứng bên đường/Như quê hương/Vai áo bạc quàng súng trường…Chào em, em gái tiền phương/Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn...”(Lá đỏ-Nguyễn Đình Thi)…

Mỗi câu thơ, mỗi bài hát đều đã làm tròn vai trò lịch sử của mình trong việc cổ vũ, động viên cả nước lên đường. Miền Bắc vững vàng là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Các lời ca, câu hát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam len lỏi đến từng trận địa pháo, chiến hào giao thông, lớp học, xưởng máy, ruộng đồng đến từng cánh rừng, ngả đường chiến tranh. Người nghe thời điểm đó quên sao được các bài hát gắn với tên tuổi các ca sĩ danh tiếng một thời như Thu Hiền(Quảng Bình quê ta ơi, Đường cày đảm đang), ca sĩ Tiến Thành( Chiếc gậy Trường Sơn), Vân Khánh(Bài ca hy vọng), Thanh Huyền(Lời ca dâng Bác, Rặng trâm bầu),  tốp ca nam Đài tiếng nói Việt Nam(Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Anh vẫn hành quân, Tiến về Sài Gòn). Ca sĩ quân đội Tường Vy nổi tiếng với: Tiếng đàn Ta Lư (Huy Thục), Cô gái vót chông (Hoàng Hiệp), Em là hoa Pơ Lang (Đức Minh), Người con gái sông La (Doãn Nho), Người lái đò trên sông Pô Cô (Cẩm Phong, thơ Mai Trang). Ca sĩ Vũ Dậu(Hành khúc ngày và đêm)…Mỗi câu ca, lời hát đều được gắn với tình chung dân tộc đang có nhiệm vụ lớn lao: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thính giả dõi theo từng bước chân của ca sĩ Tô Lan Phương trong hành trình đem tiếng hát phục vụ bộ đội Trường Sơn và tiến về Sài Gòn cùng các đoàn quân. Tiếng hát của nữ ca sĩ này qua các bài hát: Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tiếng đàn ta-lư, Câu hát bông sen, Qua sông…đã làm ấm lòng quân dân mọi miền, làm lành những vết thương chiến tranh…Biết bao người có những kỷ niệm riêng tư với từng bài hát, gắn với mỗi sự kiện trong cuộc đời. Hàng vạn người đã cùng hát theo lời bài hát được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam "Như có Bác trong ngày vui đại thắng” vào ngày 30/4/1975: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng/ Lời bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng…
Cùng với cả dân tộc, "binh chủng” nghệ thuật(thơ ca, âm nhạc, hội hoạ…) cũng đã làm tròn vai trò của mình trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


                           Bùi Huy

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục