(HBĐT) - Nhận được cuốn sách tuyển những bài báo của một nhà báo khá danh tiếng ở Hà Nội, chưa đọc hết, nhưng nhìn danh mục các bài viết đã thấy giật mình: đồng nghiệp này đi "ác" thật. Khắp Bắc - Trung - Nam, từ địa đầu Đồng Văn (Hà Giang), Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mũi Cà Mau; từ các miền biên giới đến huyện đảo Trường Sa, Phú Quốc. Chưa kể nhóm các bài viết về đất nước, con người ở tận châu Âu, châu Mỹ, châu Phi…



Phóng viên Báo Hòa Bình (ngoài cùng bên trái)phỏng vấn chỉ huy đảo An Bang trong chuyến công tác đến các đảo thuộc tuyến phía Nam, quần đảo Trường Sa đầu năm 2020. Ảnh: P.V

Nghề báo - việc đi và viết là điều song hành. Trong đó, chuyện đi cơ sở lấy tư liệu viết bài là điều đương nhiên và thật cần thiết đối với mỗi người làm báo. Nếu không đi cơ sở, chắc chắn không thể có các bài viết hay, mang hơi thở cuộc sống.

Khi còn là phóng viên trẻ, được các nhà báo lớp trước chỉ dẫn, góp ý mà thấy chí lý. Một phóng viên đi cơ sở kiểu "chuồn chuồn đạp nước", đi rồi, về ngồi lỳ trong phòng hết 1 ngày mà không xong bài báo. Bí quá. Vì mông lung chủ đề. Các trang bản thảo vò nát lăn lóc khắp phòng. Tìm bác trưởng phòng phóng viên. Chỉ thăm dò vài câu, bác nói luôn: Cậu khai thác hời hợt như thế làm sao có tư liệu hay để viết. Một vấn đề hay phải lật lên, lật xuống; hỏi và hỏi; gặp người này người khác về lĩnh vực đó may ra mà "lách" được chủ đề. Chứ "dăm câu, ba điều” rồi xin bản báo cáo để làm tư liệu chứ gì? Rồi bác chốt luôn: đi cơ sở "khổ" thì viết "sướng" và ngược lại.

Trong lý thuyết báo chí: Nhà báo dành phần lớn thời gian đi cơ sở và nếu nhà báo thấy việc đi là một "cực hình", chứng tỏ người đó đã chọn nhầm nghề, hoặc không thực sự tâm huyết với nghề. Đúng là đã làm nghề báo là phải dấn thân, phải đi, phải đi nhiều… Sau tái lập tỉnh, vẫn nhớ hình ảnh các đồng nghiệp ngồi vắt vẻo, lắc lư trên những chiếc xe tải lên vùng cao Đà Bắc, Mai Châu. Đường vùng cao gập ghềnh, mù bụi. Sau một tuần thì "hạ sơn", tóc tai bơ phờ, quần áo, túi đồ nghề lấm lem bụi đất. Sau này, "vệt" bài đó được các bác lãnh đạo ghi nhận, đánh giá cao. Nhuận bút hồi đó thấp lắm. Dẫu thế, ai cũng vui, vô tư. Sau đó là những chuyến đi Pù Bin, Noong Luông (Mai Châu) hết một ngày đường đi bộ, hay bám thuyền chợ lên các xã vùng lòng hồ sông Đà còn nhiều gian khó. Được đi, được viết những bài tâm huyết - đó là hạnh phúc của một thời.

Nay tòa soạn đông hơn với nhiều thế hệ cầm bút. Các bạn trẻ giờ có nhiều thế mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm bắt công nghệ thông tin, ngoại ngữ…; khi tác nghiệp thuận lợi hơn về phương tiện, máy móc làm việc hiện đại hơn (máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, máy quay)… Địa bàn tác nghiệp cũng rộng hơn. Trên các ấn phẩm của báo tỉnh thỉnh thoảng có nhóm bài viết về các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, hay vùng Tây Bắc. Thậm chí có nhiều bài về các địa danh ở châu Á như: Lào, Myanmar, Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhiều nhà báo trẻ có cơ hội được đến các vùng biển, đảo mà cả đời làm báo trước đây mơ không có như: Đảo Trần, Cô Tô (Quảng Ninh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang)…

Đi nhiều, tầm mắt rộng mở, được quen biết, kết giao với nhiều đồng nghiệp các báo trên toàn quốc. Quan trọng là được "sống”, được thấy, cảm nhận và chia sẻ với bao cuộc đời, bao vùng đất mến yêu trên mặt đất này, dù đó là ở một xứ sở xa lạ hay quê hương thân thuộc của mình. Ở đó, còn thấy cả cái tình của bạn đọc và cuộc sống xã hội dành cho nhà báo. Đó là hạnh phúc không dễ có.


Bùi Huy


Các tin khác


Chuyện đời thường: Bác “phong độ”

(HBĐT) - Lẽ ra bữa liên hoan của "Nhóm đồng tuế” ở phường X hôm ấy sẽ rất vui và ý nghĩa. Cũng lâu chưa gặp nhau, người từ miền Nam ra, người từ Hà Nội về, người thì đang định cư sinh sống tại nơi đây. Trời xanh, mây trắng, dòng sông thì xanh, hiền hoà. Đã thế, anh N, còn thủ sẵn một cây ghi-ta gỗ nữa; sẵn sàng cho vài bản nhạc "Phiên chợ Ba Tư” hay "Chiều Mátxcơ va” say đắm. Cả nhóm đã hẹn nhau không đi phương tiện cá nhân, "thửa” hẳn lái xe taxi cho việc uống khỏi phải lăn tăn chuyện an toàn giao thông…

Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Thủy lần thứ XXV

(HBĐT) - Tối 4/6, huyện Lạc Thủy tổ chức giao lưu văn ghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạc Thủy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo huyện và đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Người đi “gom nhặt” làn điệu dân ca Mường

(HBĐT) - Nguyên là một Bí thư Huyện ủy, là người "khai sinh” ra các mô hình "Hòm thư tố giác tội phạm”, "Tiếng kẻng bình yên”, "Ổ nhà, dòng họ tự quản về ANTT” trên địa bàn huyện, nhưng bây giờ, người dân huyện Lạc Sơn lại biết nhiều hơn về ông, với vai trò là người đi "gom nhặt” những làn điệu dân ca cổ của người Mường đang đứng trước nguy cơ mai một, biến mất trong dòng chảy văn hóa, đời sống.

“Người đi tìm hình của nước”

(HBĐT) - Ngày 5/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành giã từ mái trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn lúc mới 21 tuổi - thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành hóa thân làm anh Ba đầu bếp trên con tàu La Touche Trévilla, lênh đênh bốn bể năm châu và từ đó dẫn mình vào đội ngũ quốc tế của giai cấp vô sản. Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương.

Sôi nổi phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Phong Phú

(HBĐT) - Với thành tích liên tục đứng trong tốp đầu của huyện tại các kỳ liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã khẳng định phong trào văn nghệ có sức sống mạnh mẽ, không chỉ là món ăn tinh thần phong phú của người dân, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát triển văn hoá dân tộc.

7 năm thực hiện Luật Xuất bản: Còn nhiều thách thức!

Sau 7 năm thực hiện Luật Xuất bản, với sự phát triển về kinh tế, xã hội và cuộc cách mạng 4.0, quá trình thực thi hệ thống pháp luật về xuất bản không khỏi bộc lộ một số hạn chế...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục