(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Mai Châu hiện có 25 di tích, trong đó có 5 di tích được công nhận cấp quốc gia (2 di tích khảo cổ, 3 di tích danh lam thắng cảnh). Các di tích còn lại đã khảo sát, đưa vào danh mục kiểm kê di tích, danh lam thắng cảnh tỉnh.



Hang Mỏ Luông (còn gọi là hang Bộ đội) ở thị trấn Mai Châu là di tích lịch sử, danh thắng được công nhận cấp quốc gia

Di tích hang Khoài (tiếng Thái nghĩa là hang Trâu) thuộc xóm Sun, xã Xăm Khoè được công nhận di tích khảo cổ cấp quốc gia từ năm 1997. Hang Khoài vừa là nơi cư trú, vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại khoảng từ 17.000 - 11.000 năm cách ngày nay. Ngoài những di vật thu được trong quá trình khai quật, ở di chỉ hang Khoài còn có dấu tích bếp và mộ táng. Di chỉ hang Khoài đã góp phần soi sáng về kỹ thuật chế tác công cụ, về táng thức của cư dân Hoà Bình. Hiện nay, hang Khoài và hệ thống các hang động, di tích ở huyện Mai Châu đã, đang được kết nối với các tuor, tuyến, điểm du lịch đưa khách đến thăm quan, tìm hiểu, khám phá danh lam, thắng cảnh và văn hóa các dân tộc. Với việc gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích với phát triển du lịch đã góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Mai Châu. 

Đồng chí Hà Thị Liễu, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Trong 5 di tích của huyện được công nhận cấp quốc gia, có 2 di tích khảo cổ là hang Khoài, xóm Sun (xã Xăm Khòe) và hang Láng, xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu); 3 di tích danh lam thắng cảnh là hang Mỏ Luông, hang Chiều (thị trấn Mai Châu) và hang Piềng Kẻm, xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu). Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chú trọng, quan tâm, có nhiều biện pháp để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa bàn. Từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn xã hội hóa, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo, cơ bản khắc phục được tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân. Hiện, các cơ sở có di tích được xếp hạng đã thành lập tổ bảo vệ, xây dựng quy chế hoạt động, cử người trông coi di tích. Tuy nhiên, công tác quản lý, tôn tạo, bảo vệ di tích gặp nhiều khó khăn như: Kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ, tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị di tích hạn hẹp; việc khai thác giá trị của di tích chưa thực sự gắn với phát triển du lịch, chưa có sự liên kết với các tuor, tuyến du lịch trong tỉnh; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di tích còn thiếu, yếu về chuyên môn, chủ yếu kiêm nhiệm, nhất là ở cấp xã cán bộ có chuyên môn về công tác bảo tồn, bảo tàng, di tích rất ít…

Theo đồng chí Hà Thị Liễu, thời gian tới, để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo di tích, Phòng VH-TT tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương có di tích làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích. Trong đó, việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo hệ thống các di tích đảm bảo phải bảo vệ nguyên trạng, không tự ý đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích, không được làm thay đổi môi trường, cảnh quan di tích. Đồng thời, chỉ thực hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành có liên quan trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn tài sản này một cách khoa học, đúng luật. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hành động của chính quyền các cấp, ngành và cộng đồng dân cư về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Tăng cường xã hội hóa trong đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích; đa dạng hóa trong quản lý, hoạt động của các di tích để tạo nguồn thu, gắn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích bền vững hơn.


Đỗ Hà

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục