Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hà Nội, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Đắk Lắk và Đắk Nông về việc dừng tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Sơn La năm 2021.
Tiết mục then "mời trầu, cau thổ công” do các nghệ nhân hát then, đàn tính Hà Giang biểu diễn tại Liên hoan năm 2018. (Ảnh: KHÁNH TOÀN)
Công văn nêu rõ, ngày 4/3/2021, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Sơn La, năm 2021. Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Liên hoan.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tại Công văn số 2314/UBND-KGVX ngày 30/7/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định dừng tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Sơn La, năm 2021 (thời gian dự kiến quý IV, năm 2021).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức Liên hoan vào thời điểm thích hợp.
TheoNhandan
(HBĐT) - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có Công văn số 345- CV/BTGTU, ngày 27/7/2021 về việc đẩy mạnh sáng tác, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
(HBĐT) - Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.
Tối 28/7, chương trình nghệ thuật trực tuyến "Tổ quốc trong tim” đã được tổ chức từ năm điểm cầu: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Hà Nội; Quân khu bốn Nghệ An, Nhà hát Biển Xanh, Bình Thuận; TP Hồ Chí Minh; Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Pháp). Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, giao Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện.
(HBĐT) - Cơ sở vật chất văn hóa là một trong những tiêu chí có vai trò quan trọng nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tiêu chí này được đánh giá là khó thực hiện, đặc biệt đối với các xã vùng cao như xã Tân Minh (Đà Bắc).
Nhằm quản lý, bảo vệ nguyên vẹn các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới quần thể danh thắng Tràng An (Di sản), UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản số 535/UBND-Vp5 về việc tăng cường quản lý, bảo vệ Di sản.
(HBĐT) - Thực hiện cuộc thi viết "Đọc sách để thay đổi” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động ngày 22/7 (Hoạt động nằm trong chương trình "Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã có Văn bản đề nghị Ban Thường vụ các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức cho đoàn viên, hội viên, thanh niên hưởng ứng, tham gia cuộc thi.