(HBĐT) - Những ngày này, nghệ sỹ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh khẩn trương tập luyện những tiết mục múa hát để kịp ghi hình và phát sóng phục vụ Nhân dân các dân tộc trong tỉnh dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.


Tiết mục múa hát được Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh dàn dựng công phu biểu diễn phục vụ Nhân dân.

Chị Bùi Thị Ngọc Lý, diễn viên múa chia sẻ: Tiết mục múa hát "Sáng mãi bốn Mường” là 1 trong 6 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc được anh chị em diễn viên trong đoàn đặc biệt chuẩn bị để biểu diễn phục vụ Nhân dân vào đêm 30 Tết, như một lời tri ân đến bà con đã luôn quan tâm, động viên nghệ sỹ, diễn viễn, tạo động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng mang đến những tiết mục đắc sắc hơn nữa phục vụ Nhân dân. Do dịch Covid-19 nên chương trình biểu diễn ca nhạc chào xuân vào đêm 30 Tết sẽ tổ chức khác mọi năm. Thay vì biểu diễn trực tiếp, chúng tôi sẽ ghi hình và phát sóng trên kênh truyền hình Hòa Bình, vì vậy, chúng tôi chủ động xây dựng chương trình, kịch bản, chọn bài để có kế hoạch tập sớm hơn, đảm bảo chương trình có chất lượng tốt.

Văn hóa nghệ thuật không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống, mà còn là cầu nối truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đến Nhân dân. Gắn với nhiệm vụ chính trị của tỉnh, hoạt động tuyên truyền bằng lời ca, tiếng hát được Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh triển khai tích cực. Hàng năm, đoàn biểu diễn từ 80 - 120 buổi phục vụ người dân các xã vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, thưởng thức nghệ thuật của Nhân dân. Đồng thời, bảo tồn và phát huy, giới thiệu nét đặc sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đến với công chúng. Ngoài ra, Đoàn xây dựng chương trình, tập luyện để biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh, ngành và các địa phương. Đặc biệt, nhiều tiết mục sưu tầm, khai thác từ chất liệu dân tộc, được nâng cao, dàn dựng công phu, đạt thành tích cao trong hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và quốc tế như: Kịch múa "Cây mâm xôi huyền thoại”, thơ múa "Sự tích khèn bè”, múa "Sau cơn mưa”; ca khúc "Cơm Mường Vó, lọ Mường Vang”, hát múa "Âm vang huyền thoại đất Mường” và nhiều tiết mục đặc sắc khác... Tham dự Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2021 tại Hải Phòng được tổ chức tháng 11/2021, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh xây dựng chương trình nghệ thuật với chủ đề "Xuôi dòng sử thi”, gồm 11 tiết mục: Múa "Mạch nguồn”, hòa tấu chiêng Mường "Tạo xoay trần thế”, đơn ca "Hồn ngữ đất Mường”, múa "Cầu an”, múa hát "Sáng mãi đất Mường”... Chương trình được xây dựng kịch bản chi tiết, các tác phẩm lựa chọn kỹ lưỡng, dàn dựng xuyên suốt như một câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển, với những nét văn hoá từ ngàn xưa cho đến nay được gìn giữ và phát huy. Với sự dàn dựng công phu, sáng tạo, nét văn hóa dân gian dân tộc được tái hiện chân thực, đặc sắc. Chương trình đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng khán giả, được Ban tổ chức đánh giá cao, đoạt 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 1 huy chương đồng, được Hội Nghệ sỹ múaViệt Nam tặng bằng khen.

Chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hàng năm, đơn vị tạo điều kiện cho cán bộ, diễn viên tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn tại địa phương và T.Ư, hoặc tổ chức tập huấn tại chỗ. Hiện, đơn vị đã có các nhạc sĩ, biên đạo đáp ứng công tác sáng tác, dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật lớn, tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và quốc tế đạt kết quả cao. Trong nhiều năm trở lại đây, Đoàn luôn nhận được sự tin tưởng giao nhiệm vụ xây dựng các chương trình nghệ thuật lớn của tỉnh và các ban, ngành.

Đồng chí Bạch Công Thị, Trưởng Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh cho biết: Đội ngũ cán bộ, diễn viên của Đoàn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, những tiết mục phục vụ các sự kiện được dàn dựng công phu. Vì vậy, chương trình nghệ thuật do diễn viên Đoàn biểu diễn được các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đánh giá cao. Trên chặng đường mới, định hướng phát triển con đường nghệ thuật của Đoàn là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng thời, tiếp thu văn hóa hiện đại, tạo nên bản sắc văn hoá nghệ thuật riêng của Đoàn. Đặc biệt, để vững bước hơn nữa cũng như có hướng đi dài hơi hơn, Đoàn đã xây dựng kế hoạch thành lập nhà hát trình cấp trên phê duyệt. Đoàn rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, ban, ngành, sự chung sức, đồng lòng của tập thể cán bộ, diễn viên và các điều kiện khách quan khác để Hòa Bình có một nhà hát xứng tầm với các đơn vị nghệ thuật trên cả nước.


Đỗ Hà


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục