(HBĐT) - Theo các nghiên cứu, dân tộc Mường là 1 trong 26 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa có chữ viết chính thức. Điều này khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gặp không ít khó khăn, nhiều bản sắc riêng dần phai nhạt. Đầu năm 2017, khi Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường.


Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) giới thiệu, trao đổi việc học chữ Mường với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình.

Mới đây, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được thư của một độc giả đang sinh sống tại thành phố Birmingham, Vương quốc Anh gửi về. Trong thư có đoạn: Là người con sinh ra và lớn lên tại đất Mường Hòa Bình, hiện phải xa quê và sinh sống nơi đất khách, quê người, tôi rất vui mừng vì hàng ngày được biết mọi thông tin của tỉnh, của quê hương qua các bài viết của Báo Hòa Bình điện tử. Càng xúc động hơn khi biết được người Mường Hòa Bình có chữ viết riêng, được chuyển tải trên chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử. Từ đó, tôi luôn tự hào khoe với bạn bè người Việt và người dân nơi tôi sinh sống về nền văn hóa Mường Hòa Bình; dạy bảo con cháu biết, hiểu về các phong tục, tập quán của dân tộc mình; dạy con cháu nói và viết chữ dân tộc mình để không bao giờ quên gốc gác, tiếp tục truyền bá nét đẹp văn hóa đồng bào Mường Hòa Bình đến với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Xác định tầm quan trọng của việc tuyên truyền về di sản văn hóa Mường thông qua chữ Mường trên con đường bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc hiện nay, Ban Biên tập Báo Hòa Bình đã tham mưu để Tỉnh ủy cho phép nghiên cứu và thực hiện chuyên trang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử. Tháng 4/2017, chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử chính thức phát hành trên hệ thống internet toàn cầu. Những ngày đầu thực hiện, mặc dù có đội ngũ cán bộ, phóng viên là người dân tộc Mường chiếm hơn 50% biên chế của đơn vị, hầu hết biết nói tiếng Mường nhưng khi tiếp cận với bộ chữ Mường cũng gặp không ít khó khăn. Vì đây là bộ chữ mới do các chuyên gia Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Mường nghiên cứu thực hiện trong trong nhiều năm và mới được công bố, chưa có từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt, chưa có sách dạy, học tiếng Mường, chưa có bộ gõ (font) chữ Mường phù hợp, tương thích với các ứng dụng phần mềm điện tử... Trước những khó khăn đó, một mặt Báo Hòa Bình phối hợp, đặt tin, bài biên dịch của các chuyên gia, nghệ nhân văn hóa dân gian Mường, cụ thể là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) để đăng tải trên Báo Hòa Bình điện tử; mặt khác cử cán bộ, phóng viên tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập chữ Mường do tỉnh mở, mời nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng trực tiếp tổ chức lớp dạy chữ Mường, hướng dẫn cách viết tin, bài, hiệu đính bằng bộ gõ chữ Mường...

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện, chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên, khích lệ của lãnh đạo tỉnh, sự chia sẻ, góp ý của các chuyên gia Viện Ngôn ngữ học và các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Mường của tỉnh, chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử dần tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hiện nay, chuyên trang tiếng Mường có 2 phiên bản chính: Bài viết bằng chữ Mường và video clip tiếng Mường. Bình quân mỗi ngày sản xuất từ 3 - 5 tin, bài chữ Mường, mỗi tuần thực hiện 1 video clip tiếng Mường. Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyên gia biên dịch tiếng Mường, đến nay Tòa soạn đã có đội ngũ cán bộ, phóng viên chủ động sáng tác các tác phẩm báo chí bằng chữ, tiếng Mường. Các tin, bài, video clip được thực hiện đơn giản, gần gũi với đời sống của người Mường Hòa Bình giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận.

Đánh giá về hiệu quả chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng khẳng định: Đồng hành cùng chữ Mường trên con đường phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, thời gian qua, Báo Hòa Bình điện tử đã truyền tải những tinh hoa, giá trị văn hóa dân tộc, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của Nhân dân trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử, các dân tộc trên thế giới được biết nhiều hơn đến nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Mường của tỉnh Hòa Bình. Từ việc giới thiệu, quảng bá chữ Mường đã giúp các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian của tỉnh, trong nước và thế giới ghi chép lại mọi mặt của đời sống văn hóa như mo Mường, các làn điệu dân ca, tri thức dân gian của dân tộc Mường; ghi chép, lưu giữ tiếng Mường đúng với bản sắc mà không lo bị "tam sao thất bản” do truyền khẩu…


Đỗ Quyên


Các tin khác


Trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hoá dân tộc Mông độc đáo

(HBĐT) - Nếu có dịp thăm quan, du lịch tại các điểm đến của huyện vùng cao Mai Châu, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hoá dân tộc Mông. Sản phẩm du lịch này vừa được đưa vào hoạt động, định kỳ họp từ 18 - 24h các tối thứ Bảy hằng tuần ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò.

Cuộc thi "Tiếng hát măng non" huyện Kim Bôi năm 2022

(HBĐT) - Hội đồng Đội huyện Kim vừa phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện tổ chức chung kết cuộc thi "Tiếng hát măng non” năm 2022 chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Kim Bôi lần thứ XXI và chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Chiến khu Thạch Yên ngày ấy - bây giờ

(HBĐT) - Là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh, chiến khu Thạch Yên (Cao Phong) đóng vai trò quan trọng cùng quân và dân tỉnh ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Phát huy truyền thống cách mạng, người dân xã Thạch Yên luôn đoàn kết, nỗ lực, khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Huyện Kim Bôi: Giao lưu các Câu lạc bộ "Nhảy dân vũ", "Chiêng Mường"

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Kim Bôi vừa tổ chức chương trình giao lưu các Câu lạc bộ (CLB) "Nhảy dân vũ", "Chiêng Mường" và tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới tại xã Vĩnh Tiến. Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, huyện Kim Bôi và đông đảo bà con nhân dân 10 xã phía Bắc của huyện.

Phát động Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023

Ngày 18/8, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố khởi động Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022-2023. Năm nay, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia có nhiều nét mới so với các năm trước.

Công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới

(HBĐT) - Sau khi dịch Covid-19 tạm lắng, từ tháng 6/2022, hội thi tuyên truyền cổ động cấp xã được triển khai sôi nổi tại các địa phương trên toàn tỉnh. Hiện nay, hội thi cấp huyện đang được các địa phương triển khai, dự kiến hoàn thành trước tháng 9. Sau 2 năm mọi hoạt động tạm dừng để phòng, chống dịch bệnh, phong trào văn hoá văn nghệ, công tác tuyên truyền cổ động ở cơ sở được khơi dậy thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ nhân, diễn viên, tuyên truyền viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục