(HBĐT) - Những tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Tân Lạc có một số lễ hội tín ngưỡng dân gian diễn ra, nổi bật là lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức quy mô cấp tỉnh, lễ hội chùa Kè quy mô cấp xã. Hoạt động tín ngưỡng dân gian tiêu biểu này cùng với các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng dân tộc của người dân được tổ chức quy mô gia đình, dòng họ bảo đảm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội.



Lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023. 

Theo đồng chí Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện, để hoạt động lễ hội Khai hạ dân tộc Mường diễn ra trong không khí vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, UBND huyện đã sớm có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh trước khi tổ chức. Đồng thời, chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội của địa phương xây dựng kịch bản chi tiết, điều lệ, thể lệ, nội dung các môn thi đấu thể thao tại lễ hội đảm bảo đúng quy định; chú trọng công tác kiểm tra các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và kinh doanh các dịch vụ diễn ra tại lễ hội. Đối với lễ hội chùa Kè – xã Phú Vinh và tới đây là lễ hội Đánh bắt cá suối truyền thống – xã Lỗ Sơn có quy mô cấp xã, UBND cấp xã phải báo cáo và xin ý kiến của UBND huyện trước khi tổ chức lễ hội, chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản bám sát quy định hiện hành.

Các lễ hội đầu năm được tổ chức đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, ước có khoảng 90.000 lượt người dân và du khách trong, ngoài tỉnh tham gia. Qua đó tạo hiệu ứng tốt, có sức lan toả giới thiệu, quảng bá các lễ hội, nét văn hoá dân tộc, về con người, tiềm năng, thế mạnh vùng đất. Mặt khác, góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị truyền thống quê hương, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Hiện nay, hoạt động tín ngưỡng ở huyện Tân Lạc chủ yếu là nhóm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái thần linh và sùng bái con người. Theo thống kê, toàn huyện có 7 cơ sở tín ngưỡng là miếu thờ Thành Hoàng làng tại các xã, thị trấn. Ngoài ra, còn có một số miếu nhỏ thờ Thành Hoàng làng ở xóm chưa có trong quy hoạch. Các cơ sở tín ngưỡng đều có sự quản lý của chính quyền từ cấp cơ sở, có thủ nhang, thủ từ trông coi, bảo vệ.  

Để hoạt động tín ngưỡng đi vào nền nếp, Huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về tín ngưỡng tôn giáo một cách đồng bộ, kịp thời đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và Nhân dân. Các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng. UBND huyện ban hành văn bản quản lý trong các dịp lễ hội, thông báo tình hình tín ngưỡng tôn giáo đến xã, thị trấn. Công tác tuyên truyền, vận động treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tín ngưỡng trong các ngày lễ hội, sự kiện chính trị, Tết cổ truyền được thực hiện tốt. Huyện quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh một số hoạt động tín ngưỡng; rà soát, thống kê thông tin các cơ sở tín ngưỡng và tình hình tín ngưỡng tại địa phương; tạo điều kiện và giải quyết cơ bản các đề nghị, kiến nghị, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, quyền tự do tín ngưỡng của Nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.  

Đồng chí Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc khẳng định: UBND huyện luôn tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan tâm chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, di tích. Hoạt động tín ngưỡng của các cơ sở đều được đăng ký năm và thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ. Mặt khác, các cấp, ngành tăng cường nắm tình hình, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng mang tính mê tín dị đoan, trái pháp luật, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động tín ngưỡng trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.  


Bùi Minh

Các tin khác


Gìn giữ bản sắc Việt trong phát triển văn hóa

Đề cương về văn hóa Việt Nam do Đảng ta đề xướng năm 1943 đã nêu rõ 3 nguyên tắc trong phát triển văn hóa là "Dân tộc, khoa học, đại chúng”. 80 năm đã đi qua, những đòi hỏi trong thời kỳ hội nhập cũng như trong kỷ nguyên công nghệ số càng thấy rõ sự cần thiết của việc áp dụng sáng tạo các nguyên tắc này trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, tính đại chúng bao gồm việc nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, tiếp thu văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp thiết, là nhân tố quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển văn hóa tầm nhìn đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra.

Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử-văn hóa Phật giáo Việt Nam

Ngày 28/3, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Trường đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử-văn hóa Phật giáo Việt Nam”.

UNESCO mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Chiều 27/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo (L.E.A-xô-mô), Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO, đến chào nhân chuyến thăm Việt Nam đầu tiên.

Bảo tồn văn hóa truyền thống để phát triển du lịch

(HBĐT) - Những nét văn hóa truyền thống độc đáo, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ đã tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với du khách khi đến với mảnh đất vùng cao Đà Bắc...

Lễ mát nhà đầu năm - nhân lên giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân tộc Mường

(HBĐT) - Lễ mát nhà là một trong những nghi lễ văn hóa tâm linh mang tính truyền thống của đồng bào Mường. Nghĩa trọng của nghi lễ này là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe bình an, may mắn và chặn, tránh những điều xui xẻo, rủi ro. Bởi vậy, phần đa các gia đình trong cộng đồng Mường tổ chức vào dịp đầu năm để "tâm” mọi người được "an”. Bằng việc cắt giảm những yếu tố được cho là hủ tục, lễ mát nhà trở thành nét văn hóa đặc trưng, là việc không thể thiếu trong nhiều gia đình cộng đồng Mường mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Hội diễn văn nghệ Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh

(HBĐT) - Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023) và 65 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình (27/3/1958-27/3/2023).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục