(HBĐT) - Năm 2020, mo Mường được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chọn lựa xây dựng hồ sơ quốc gia di sản văn hoá (DSVH) mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hoà Bình là đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính, các địa phương khác phối hợp thực hiện. Bên cạnh công tác xây dựng hồ sơ quốc gia, tỉnh đã, đang tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá giá trị, sưu tầm, tư liệu hoá và thực hiện bảo tồn, phát huy DSVH mo Mường.
Nghệ nhân mo Mường Bùi Văn Lựng thực hiện nghi thức tín ngưỡng trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2023.
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH mo Mường huy động được các nguồn lực và sự tham gia phối hợp của các cấp, ngành. Mặt khác, tỉnh đã phối hợp với các tỉnh, thành phố có DSVH mo Mường để tiến hành sưu tầm, kiểm kê, nghiên cứu đầy đủ các giá trị của di sản làm cơ sở phục vụ xây dựng hồ sơ khoa học đảm bảo đúng kế hoạch.
Đến nay, tỉnh đã xây dựng được tuyến tin, bài, phóng sự về các nghi lễ thực hành có giá trị trong DSVH mo Mường để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá; sưu tầm, sáng tác, chuyển thể sân khấu hoá DSVH để phổ biến, giới thiệu, quảng bá các nội dung, giá trị tiêu biểu của DSVH đến du khách; đưa nội dung trình diễn về DSVH vào các chương trình sự kiện của tỉnh, ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch của khu vực và toàn quốc; xây dựng các nội dung sản xuất phim, phát hành tài liệu, sách quảng bá, giới thiệu với người dân, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân về giá trị, vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của DSVH mo Mường.
Quá trình sưu tầm, tư liệu hoá DSVH, tỉnh đã rà soát, điều tra, đánh giá, thống kê đầy đủ, chính xác số lượng các thầy mo đang nắm giữ giá trị di sản; biên tập, xuất bản tài liệu giới thiệu về DSVH mo Mường để phổ biến trong các trường học trên địa bàn; xây dựng, phát hành phim tư liệu khoa học giới thiệu về di sản phát sóng trên các kênh truyền hình, cổng thông tin điện tử.
Thời gian qua, câu lạc bộ (CLB) mo Mường thành lập ngày càng nhiều. Bên cạnh các CLB hoạt động ổn định, hiệu quả như ở các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, nhiều CLB được thành lập mới tại huyện Kim Bôi, Yên Thuỷ. Các CLB hiện thu hút khoảng 200 thành viên là nghệ nhân và hàng trăm người tâm huyết, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ, phát huy giá trị, tạo điều kiện cho các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, truyền dạy cho thế hệ trẻ, lan toả giá trị DSVH mo Mường trong đời sống Nhân dân.
Cùng với đó, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, gìn giữ và phát huy giá trị DSVH; biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, gìn giữ và phát huy giá trị DSVH mo Mường; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, tôn vinh người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy mo Mường để khuyến khích, động viên các nghệ nhân quan tâm hơn đến công tác đào tạo đội ngũ kế cận. Mới đây, Sở VH-TT&DL phối hợp Viện Âm nhạc tổ chức hội thảo quốc tế "Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới” thu hút nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước và quốc tế, giúp làm sáng tỏ thêm về giá trị đặc sắc, tiêu biểu của DSVH, học hỏi kinh nghiệm bảo vệ DSVH các nước; nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, chuyển thể các nội dung, giá trị đặc sắc vào loại hình sân khấu hoá gắn với hoạt động du lịch cộng đồng để giới thiệu, quảng bá đến du khách về giá trị DSVH mo Mường nói riêng, DSVH các dân tộc tỉnh nói chung. Ngoài ra, tỉnh nghiên cứu, quy hoạch để tu bổ, tôn tạo, phục hồi một số di tích tiêu biểu gắn với môi trường thực hành DSVH; chỉ đạo các huyện có DSVH mo Mường nghiên cứu, lập quy hoạch xây dựng không gian bảo tồn DSVH mo Mường gắn với phát triển du lịch. Các sở, ngành phối hợp hỗ trợ các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn nghiên cứu, triển khai các bước xây dựng không gian bảo tồn DSVH mo Mường, không gian văn hoá Mường.
Bùi Minh
(HBĐT) - Năm 2022, cùng với Tri thức dân gian Lịch tre, Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đón bằng công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tạo dấu mốc sự kiện văn hoá đặc biệt của tỉnh. Dịp xuân Quý Mão 2023, LHKH cấp tỉnh lần đầu tổ chức với sự hội tụ của 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, qua đó bồi đắp niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Mường Hoà Bình, thu hút Nhân dân và hàng vạn du khách thập phương về dự hội.
(HBĐT) - Tối 20/6, tại Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức khai mạc đợt 2 Cuộc thi Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2023.
(HBĐT) - Từ ngày 20-26/6, tại Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình diễn ra Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2023 do Bộ VH,TT&DL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Sở VH và TT tỉnh Khánh Hòa; Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức. Cuộc thi diễn ra từ ngày 10-14/6 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ ngày 20 - 26/6 tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Tối 20/6, tại Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình sẽ diễn ra Lễ khai mạc đợt 2, "Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2023”.
Trong khuôn khổ Biennale (Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế) mang tên Photo Hanoi ’23, nhiều không gian nghệ thuật, sáng tạo tại Hà Nội vừa trải qua "tháng nhiếp ảnh" sôi động với 22 triển lãm, bốn tọa đàm và hàng loạt lớp học, buổi thực hành,... Sau lần đầu tổ chức, sự kiện cho thấy những cơ hội, hướng đi mới để nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng và nghệ thuật đương đại Việt Nam nói chung tiếp tục phát triển, hội nhập.