(HBĐT) - Nghe nhiều tới nét đặc sắc, riêng có ở phiên chợ Bò (chợ Lũng Vân), trong chuyến công tác về xã Vân Sơn (Tân Lạc), chúng tôi đã sắp xếp thời gian hòa cùng dòng người "xuống chợ”. Giáp Tết Độc Lập (2/9) nên phiên chợ đông vui, nhộn nhịp hơn và tạo một không gian thú vị để người dân, du khách vừa giao thương, vừa trải nghiệm.
Du khách thích thú lựa chọn những sản vật địa phương được bày bán ở chợ phiên Lũng Vân, xã Vân Sơn (Tân Lạc).
Cùng hòa vào dòng người tới chợ, chị Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hóa -Thông tin huyện Tân Lạc chia sẻ: Vân Sơn là 1 trong 3 xã vùng cao của huyện (Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông) được tỉnh phê duyệt xây dựng khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các xã vùng cao này có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc đang được đầu tư để bứt. Các xã nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, có rừng tự nhiên với nhiều hệ động, thực vật, tỷ lệ che phủ rừng cao nên khí hậu trong lành, mát mẻ. Trên địa bàn có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động đẹp như động Nam Sơn, hang Núi Kiến… Bên cạnh đó, 3 xã vùng cao này còn là vựa nông sản đặc trưng ngon, sạch có tiếng như: quýt Nam Sơn; su su Quyết Chiến; tỏi tía Bắc Sơn; thảo dược, rau rừng, chè tuyết, lợn, gà bản địa Ngổ Luông, rượu Hượp Lũng Vân… Những nông sản có tại chợ chợ Lũng Vân.
Mỗi tuần chỉ họp 1 phiên vào thứ 3 hằng tuần và đúng dịp giáp Tết Độc Lập, chuẩn bị khai giảng năm học mới nên mới 7h sáng, chợ Lũng Vân đã đông nườm nượp. Không chỉ người lớn mà có rất đông con trẻ. Mọi người cùng hân hoan xuống chợ. Vào khung giờ này, những gian hàng đông khách nhất là hàng quà với bánh rán, bánh tẻ, bánh chuối, kem, bún, phở… Muộn hơn một chút, bà con chuyển sang hàng quần áo, dày dép, ba lô, sách vở... và gia hàng bán các đồ thiết yếu. Được bố trí ở một địa thế đẹp - trung tâm cụm xã, phía Đông giáp xã Ngổ Luông, phía Tây giáp huyện Mai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp xã Quyết Chiến nên dù không gian không quá rộng nhưng ở chợ rất đa dạng, phong phú hàng hoá.
Chợ Lũng Vân vốn chủ yếu cung cấp hàng nông sản, mùa nào thức nấy, mùa này bà con gùi xuống chợ nhiều măng trúc, rau rừng, su su, tỏi tía, ớt chỉ thiên, ngô, bí, chuối, nhãn, quả dâu gia, những cặp con sóc khô, mớ châu chấu và đặc biệt rất nhiều loại thảo dược được bà con trồng hoặc lấy ở rừng đem bán. Đồng bào mua về lương thực, thực phẩm, quần áo, sách vở… Hiện nay, 100% xóm ở 3 xã vùng cao Tân Lạc và vùng lân cận đều đã có điện lưới quốc gia và đã được phủ sóng internet nhưng bà con xuống chợ vẫn thích mua những chiếc đài chạy pin để mang bên mình nghe mọi lúc, mọi nơi. Các chàng trai vẫn thích ngắm nghía những chiếc đồng hồ đeo tay với nhiều kiểu dáng. Thú vị nhất là được ngắm những bà, chị phụ nữ Mường với trang phục dân tộc đậm hoa văn đất Mường bán, mua hàng hóa.
Chợ Lũng Vân không chỉ là nơi giao thương mà còn là điểm hẹn, nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân trong vùng, là nơi trải nghiệm của du khách khi du lịch tới chốn "thung mây” này. Tiếc tằng chợ họp vào thứ 3 nên các du khách và cả người dân ở vùng thấp ít cơ hội được góp mặt trong buổi chợ phiên. Khi một vài thành viên trong đoàn chúng tôi bày tỏ sự tiếc nuối này, đại diện phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Lạc chia sẻ: Sở dĩ chợ Lũng Vân được tổ chức vào thứ 3 hằng tuần là để dành thời gian cho bà con tham gia các phiên chợ khác trong huyện như: thứ Hai, thứ Sáu họp chợ phiên xã Đông Lai; thứ Tư, thứ Bảy họp chợ Ngọc Mỹ; thứ Năm, Chủ Nhật họp chợ Thanh Hối... Song để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, đưa chợ phiên Lũng Vân trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, huyện Tân Lạc đã có dự kiến thay đổi thời gian họp chợ (chuyển từ thứ Ba sang Chủ Nhật hằng tuần). Như vậy, vừa tạo điều kiện tốt cho bà con nơi vùng cao xuống chợ, vừa phù hợp với các tua, tuyến du lịch của du khách đến với 3 xã vùng cao vào ngày nghỉ cuối tuần. Và khi đó, dẫu không phải ngày giáp Tết Độc Lập hay Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán, chợ Lũng Vân vẫn đông vui, nhộn nhịp, là điểm hẹn hấp dẫn của người dân và du khách thập phương.
Thúy Hằng (CTV)
(HBĐT) - Sáng 27/8, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức vòng chung kết Liên hoan Đàn phím điện tử và nhạc cụ dân tộc năm 2023.
Sáng 27/8, Ban chỉ đạo xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu huyện Yên Lạc tổ chức khánh thành thiết chế văn hóa, thể thao Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Thụ Ích, xã Liên Châu. Đây là công trình đầu tiên của tỉnh được khánh thành vào dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
(HBĐT) - Ngày 26/8 (tức 11/7 âm lịch), chùa Kim Sơn Lạc Hồng (xã Mông Hóa, TP Hòa Bình) tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu, xá tội vong nhân.
(HBĐT) - Nằm dưới chân núi Khụ Khênh, đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, khi giặc Ngô đến xâm lược xứ Mường, ông Chưởng Tín, bà Triệu Ân đã lấy núi Khụ Khênh làm căn cứ chiêu binh, huấn luyện quân sỹ, đem quân đi đánh tan giặc Ngô, giết chết tướng giặc. Hai vị chặt đầu tướng giặc đem về Khụ Khênh tế trời, đất. Về sau, các vị hoá ở Khụ Khênh. Người dân Mường tưởng nhớ công ơn các vị nên đã lập đình để khói hương thờ phụng. Ngôi đình còn thờ các vị thần thánh là người có công mở đất, khai phá ruộng nước lập nên Mường Khênh.
(HBĐT) - Ngày 25/8 (tức 10/7 âm lịch), tại khu văn hóa tâm linh – Chùa Phật Quang Hòa Bình, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu (PL 2567 – DL 2023).
Hà Nội đang trong tiết trời mùa thu - mùa được coi đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn. Sức cuốn hút của mùa thu Hà Nội khiến không chỉ người dân Thủ đô mà cả du khách gần xa thích thú. Gần đây, ngành du lịch Hà Nội đang từng bước khai thác vẻ đẹp mùa thu, xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.