(HBĐT) - Cùng với mo Mường, chiêng Mường, các câu hát đối giao duyên, làn điệu thường rang, bộ mẹng đang dần phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) và được tôn vinh, quảng bá ở nhiều sự kiện văn hóa, hội diễn văn nghệ của địa phương, của tỉnh. Tỉnh đã lập và trình hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước ghi danh nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Thành viên đến từ các câu lạc bộ giao lưu hát thường rang, bộ mẹng trong khuôn khổ chương trình phục dựng ngày hội sắc bùa chiêng Mường chúc Tết đầu xuân, hát dân ca lần đầu tiên tổ chức tại xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

Tháng 6/2023, bằng tâm huyết của những người trẻ và thành viên câu lạc bộ (CLB) Bốn Mường, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn), một số CLB hát dân ca Mường, CLB thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường ở vùng Mường Vang và Mường Bi đã quy tụ trong chương trình phục dựng ngày hội sắc bùa chiêng Mường chúc Tết đầu xuân, đàn ca tài tử cò ke ống sáo và hát đúm, hát thường rang, bộ mẹng dân ca dân tộc Mường. Cũng tại chương trình phục dựng đầy ý nghĩa này, các nghệ nhân, những người yêu thích dân ca Mường đã giao lưu, học hỏi, hiểu biết và thêm yêu những làn điệu thường rang, bộ mẹng mang nét đẹp văn hóa riêng có dân tộc Mường.

Có thực tế là trong khi hát đúm (hát đối đáp) tồn tại khá phổ biến thì hát thường rang, bộ mẹng có yếu tố mai một. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh số người hát được thường rang, bộ mẹng không còn nhiều. Qua kiểm đếm để xây dựng bộ hồ sơ đề nghị di sản văn hóa phi vật thể đối với hát thường rang, bộ mẹng, còn rất ít nghệ nhân, như các bà: Bùi Thị Miên ở xã Phong Phú, Bùi Thu Thảo ở xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), Bạch Thị Đào ở xã Sơn Thủy (Kim Bôi), Quách Thị Lon ở xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) am hiểu và thể hiện đúng làn điệu thường rang, bộ mẹng. Toàn tỉnh duy trì hoạt động của nhiều CLB bảo tồn bản sắc văn hóa, CLB hát dân ca nhưng các thành viên thường biết hát đốinhiều hơn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn), thường rang, bộ mẹng là 2 làn điệu dân ca Mường có điểm chung là diễn xướng theo lối hát - nói, ngâm - ngợi... có tính tự sự và đối đáp giữa 2 người, thường là giữa nam và nữ để thổ lộ tình cảm; đối nhau kể cho nhau về một sự kiện vui, buồn nào đó; hoặc đôi nam, nữ này hóa thân vào một câu chuyện cổ có các nhân vật trong đó để kể lại câu chuyện theo làn điệu của thường rang, bộ mẹng; có thể chỉ là một người hát kể tự sự về nỗi niềm cuộc sống của mình. Thường rang, bộ mẹng có giai điệu thiết tha, rất khó hát to, hát cao giọng, chỉ đủ cho người đối đáp hoặc người nghe trong không gian hẹp. Nhờ đó, được truyền tải tối đa tâm ý người hát tới bạn hát đối và người nghe, không có việc hát song ca, tốp ca càng không có đồng ca hát thường rang, bộ mẹng.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng cũng nhấn mạnh: Thường rang, bộ mẹng chỉ được diễn xướng trong các ngày vui như đám cưới, mừng nhà mới, mừng thọ, đầu năm mới, ngày hội... Về không gian, địa điểm diễn xướng, người hát thường rang, bộ mẹng thường ngồi đối diện nhau qua mâm rượu, bàn uống nước hoặc xa hơn là gian trong hay gian ngoài trên nhà sàn. Đối tượng nghe cũng hạn hẹp trong ngôi nhà sàn. Trong các ngày hội làng, hội Mường, bà con thường trải chiếu, bày mâm rượu hay mâm trầu ngoài bãi cỏ, dưới gốc cây phía trước đền, đình cho các cặp nam - nữ, nam - nam, nữ - nữ ngồi đối diện hát với nhau. Người "cố vấn” giúp đặt lời hay giải đáp cho người hát có thể ngồi hoặc đứng xung quanh. Vì thế, mỗi cuộc hát thường rang, bộ mẹng thoạt nhìn bề ngoài có thể thấy rất đông người.

Những năm gần đây, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Nhằm khích lệ người dân tham gia giữ gìn dân ca Mường, làn điệu thường rang, bộ mẹng trước nguy cơ mai một, các địa phương đang tích cực mở lớp và mời các nghệ nhân tham gia truyền dạy, thường xuyên tổ chức các hội diễn văn nghệ, giao lưu văn nghệ cụm xã, các CLB để các làn điệu dân ca như sắc bùa, hát đúm, thường rang bộ mẹng phổ biến hơn, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, giới thiệu bản sắc văn hóa tới du khách.


Bùi Minh

Các tin khác


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dâng hương tại đền Kiếp Bạc

Chiều 26/9, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác dâng hương tại đền Kiếp Bạc (Chí Linh).

Hải Dương mở hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023

Sáng 24/9 (ngày 10/8 âm lịch), Ban Tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức Lễ cáo yết mở hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023.

Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 14

Ngày 25/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ 14, năm 2023 (12/8 âm lịch) với sự tham gia của nhiều đại biểu, đại diện các nhà hát, đông đảo nghệ sỹ sân khấu. Sau "Chúc văn” kính cáo Tổ nghề, chương trình biểu diễn nghệ thuật trình tổ nghề đã diễn ra với nhiều tiết mục đặc sắc.

Người có duyên nợ với chiêng Mường

(HBĐT) - Dành trọn cuộc đời sưu tầm và gìn giữ chiêng cổ, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được ví là người "duyên nợ" với chiêng Mường. Say đắm hồn chiêng, ông sẵn sàng đánh đổi bạc tiền, thời gian, công sức để gìn giữ và lan toả nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường.

Náo nhiệt Đêm hội Trăng rằm tại phố đi bộ Đà Giang

(HBĐT) - Tối 22/9, hàng nghìn người dân háo hức tới phố đi bộ Đà Giang (TP Hòa Bình) tham quan, thưởng thức ẩm thực để tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần. Khác với 2 tuần trước, không khí trên tuyến phố náo nhiệt, tươi vui hơn bởi đoàn rước đèn với những cỗ xe mô hình lớn, rực rỡ sắc màu được làm công phu, tâm huyết với các loại hình gắn liền với Tết Trung thu và văn hóa dân gian, lịch sử...  

Khai mạc Chương trình "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ 14

Tối 22/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Chương trình "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ 14.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục