(HBĐT) - Di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa năm 1958, thuộc xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) giờ đây đã được đầu tư, tôn tạo khang trang và trở thành địa chỉ văn hóa, giáo dục truyền thống, tinh thần đại đoàn kết cho các thế hệ.
Di tích Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà được đầu tư tôn tạo khang trang.
Năm 1956, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, có 45 cán bộ miền Nam tập kết ra miền Bắc cùng với các đồng chí tù chính trị thuộc Khám Chí Hòa do thực dân Pháp trao trả đã đến huyện Lương Sơn thành lập Tập đoàn 1 và Tập đoàn Chí Hòa, làm nhiệm vụ khai khẩn đất hoang, phát triển kinh tế. Sau đó, Tập đoàn 1 sáp nhập với Tập đoàn Chí Hòa gọi là Tập đoàn sản xuất miền Nam, sau đổi tên là Tập đoàn sản xuất Cửu Long - tiền thân của Nông trường quốc doanh Cửu Long. Năm 1958, Tập đoàn sản xuất Chí Hòa được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng ba với thành tích "Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi ở Lương Sơn (Hòa Bình), đã lập nhiều thành tích sản xuất góp phần vào việc khôi phục kinh tế xây dựng miền Bắc".
Ngày 19/10/1958, trong chuyến thăm tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Sư đoàn Bộ đội miền Nam tập kết đóng ở Lương Sơn và Tập đoàn sản xuất Chí Hòa. Tại đây, Bác nghỉ chân dưới một gốc cây khế lớn. Bác hỏi thăm và căn dặn mọi người yên tâm, phấn khởi sản xuất, nâng cao đời sống là thiết thực góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà.
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa thể hiện tình cảm của Bác với đồng bào, chiến sĩ miền Nam nói chung, đối với cán bộ, công nhân Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và nhân dân Lương Sơn nói riêng. Sau khi đất nước thống nhất, nhiều đồng chí đã trở về quê hương miền Nam. Mỗi khi có dịp trở lại thăm miền Bắc, mọi người lại tới thăm cây khế xưa kia Bác căn dặn phải chăm sóc để vừa làm bóng mát, vừa có quả ăn để nhớ lại kỷ niệm xưa. Và những người chưa có cơ hội quay lại vẫn đau đáu trong lòng một ngày nào đó được đứng lại dưới gốc cây khế Bác Hồ.
Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, nay là khu Xí nghiệp Ong Hòa Bình - Công ty CP Ong T.Ư thuộc xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn. Hiện cây khế vẫn còn đó, xanh tốt tỏa bóng vươn cành. Xưa cây khế có hai thân chính, do thời gian nên một thân đã mục rỗng, giờ còn lại một thân cao khoảng 15m; chu vi vòng thân (đoạn thân cách mặt đất chừng 1m) khoảng 1m, tán rộng khoảng 10m. Dưới chân cây khế đặt khối đá lớn khắc sự kiện lịch sử Bác Hồ về thăm để mọi người và con cháu mai sau được hiểu rõ về sự kiện này.
Nhằm bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử cách mạng, năm 2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình tôn tạo di tích Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 5.900 m2, tổng kinh phí xây dựng giai đoạn I hơn 14 tỷ đồng, giai đoạn II hơn 10 tỷ đồng. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lương Sơn cũng như con em miền Nam tập kết ra Bắc đang sinh sống, học tập, công tác tại địa phương. Đồng thời, công trình còn mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và xã hội to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, ý chí vươn lên mạnh mẽ của huyện Lương Sơn nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung.
Đỗ Hà
Cả nước hiện nay có hơn 190 không gian sáng tạo, giữ vai trò là cầu nối giữa nghệ sĩ và cộng đồng, đồng thời góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Sau thời gian dài tự lực cánh sinh, loay hoay hoạt động, cơ hội được công nhận, được hỗ trợ đang dần hiện thực hóa khi Hà Nội tiên phong ban hành Bộ tiêu chí phân loại, đánh giá không gian văn hóa sáng tạo.
Nghệ sĩ saxophone nổi tiếng thế giới Kenny G sẽ sang Việt Nam biểu diễn vào tối 14/11 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, trong chương trình mang tên "Kenny G Live In Vietnam” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng IB Group Việt Nam tổ chức.
Để chào mừng 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023) quận Ba Đình (Hà Nội) mở triển lãm ảnh các di tích lịch sử, lễ hội trên địa bàn quận.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số tác động đáng kể đến các lĩnh vực nghệ thuật. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói chung, nghệ thuật truyền thống nói riêng là con đường tất yếu của sự phát triển nghệ thuật biểu diễn trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Đây được coi là "chìa khóa" để nghệ thuật sân khấu tồn tại, phát triển.
(HBĐT) - Đối với đồng bào dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, keng loóng là một trong những sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật. Ở đâu có bản làng người Thái, ở đó đều có thực hành sinh hoạt văn hóa keng loóng. Keng loóng diễn ra phổ biến trong đời sống của người Thái, từ những hoạt động sản xuất nông nghiệp đến các nghi lễ, tín ngưỡng, lễ hội.