Nhằm khôi phục nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu, được sự đồng hành, hỗ trợ của dự án Jica Nhật Bản với mục tiêu "Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”. Năm 2009, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập. Từ đây, người dân có thêm đòn bẩy phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.





HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu(Mai Châu) tham gia các triển lãm, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thổ cẩm.

Khi dự án Jica kết thúc, HTX tiếp tục duy trì sản xuất, đến năm 2013 đã đăng ký thành lập chính thức theo Luật HTX. Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu cho biết: Phát triển nghề dệt vừa tạo việc làm cho người dân, vừa giữ gìn được hồn cốt, bản sắc của dân tộc, gắn với quảng bá sản phẩm truyền thống địa phương, HTX đã cùng chị em trong tổ dệt nỗ lực lao động, tận dụng lợi thế từ du lịch trên địa bàn xã, từ đó sản xuất ra nhiều sản phẩm thổ cẩm dân tộc để trưng bày, giới thiệu và quảng bá với du khách trong và ngoài nước.

Sau thời gian hoạt động hiệu quả, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất với nhiều khung dệt truyền thống và máy khâu, tạo việc làm cho hàng chục lao động, thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm thổ cẩm của HTX ngày càng phong phú, đa dạng. Không đơn thuần là những bộ trang phục dân tộc, chị em dân tộc Thái đã tạo ra nhiều loại phụ kiện từ thổ cẩm như túi, ví, mũ, thú bông, móc khóa... Thổ cẩm Chiềng Châu ngày càng đến với nhiều nơi, được nhiều người biết đến, đặc biệt là cả khách hàng nước ngoài thông qua những lần giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong cả nước.

Chưa dừng lại ở đó, bám sát Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 5/8/2019 của BCH T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Hướng dẫn số 205-HD/HNDTW, ngày 10/7/2020 của BCH T.Ư HND Việt Nam về việc hướng dẫn quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của chi HND nghề nghiệp, tổ HND nghề nghiệp, tháng 10/2021, Ban quản trị HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu đã phối hợp với HND xã, chi ủy chi bộ và chi HND xóm Chiềng Châu khảo sát xây dựng tổ hội nghề nghiệp "Tổ dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái” tại HTX. Mục tiêu chủ yếu là phát huy tiềm lực sẵn có, tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên có cùng đam mê về nghề dệt truyền thống được thế hệ xưa để lại, vừa khôi phục nghề, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ người DTTS tại địa phương.

Sau 2 năm hoạt động, tổ dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu có 10 thành viên tham gia, trong đó Ban quản lý tổ có 3 thành viên. Các thành viên được nâng cao tay nghề dệt, học tập kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu các đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Quan trọng nhất, hoạt động tại tổ dệt giúp chị em có nguồn thu nhập ổn định, từng bước cải thiện cuộc sống.

Đồng chí Phạm Thế Anh, Chủ tịch HND huyện Mai Châu cho biết: HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu cùng các thành viên đã gìn giữ và phát huy được ngành nghề truyền thống của dân tộc mình. Hoạt động sản xuất của HTX giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nữ DTTS... Thời gian tới, HND huyện tiếp tục quan tâm, đồng hành với HTX trong các hoạt động quảng bá hình ảnh về mô hình tổ hội nghề dệt thổ cẩm truyền thống qua các hội chợ, triển lãm, truyền hình và trên các trang mạng xã hội; phát triển và kết nạp hội viên nông dân vào tổ hội, nhân rộng mô hình kết hợp với các mô hình khác để đưa sản phẩm do tổ hội sản xuất ra thị trường trong và ngoài nước... Qua đó, tạo động lực giúp HTX phát triển, tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tạo sinh kế cho lao động nữ.

T.H

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục