Trong tiết trời lạnh giá của những ngày cuối năm, không khí đón mừng Noel diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi. Các nhà thờ được trang hoàng rực rỡ bởi sắc đỏ, trắng, xanh lá cây, biểu tượng Chúa hài đồng Giáng sinh. Thánh ca, âm nhạc cùng những bài kinh chúc mừng rộn vang, khiến con người xích lại gần nhau hơn cùng hướng tới ước vọng an lành, hạnh phúc. Cũng như nhiều địa phương khác, tại các nhà thờ trên địa bàn tỉnh những ngày này rực rỡ, lung linh sắc màu và ngập tràn không khí Giáng sinh.

Hằng năm, vào ngày 25/12 diễn ra lễ Giáng sinh còn được gọi là Noel hoặc Christmas, là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su. Đây là ngày lễ quan trọng nhất của đồng bào theo đạo Công giáo và đạo Tin lành.


Giáo dân Giáo xứ Đồng Gianh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) trang trí hang đá chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.


Chúng tôi đến thăm Giáo xứ Gò Mu, xã Thanh Cao (Lương Sơn), không khí chuẩn bị Giáng sinh tràn ngập giáo xứ. Giáo dân tích cực các phần việc, người quét mạng nhện, người lau ghế trong thánh đường, người trang trí hang đá… để nhà thờ thật sạch đẹp, rực rỡ mừng ngày Giáng sinh. Ông Phạm Văn Hậu, giáo dân giáo họ Quèn Danh, Giáo xứ Gò Mu chia sẻ: Giáo xứ có 9 giáo họ với 1.500 giáo dân. Đón mùa Giáng sinh nay, chúng tôi đã trang trí lại nhà thờ, quét dọn đường vào giáo xứ. Ở các gia đình, bà con cũng trang hoàng đèn hoa xung quanh ngôi nhà, mong muốn một năm mới bình an, hạnh phúc.

Tại Giáo xứ Đồng Gianh, xã Phú Thành (Lạc Thủy), ngay từ ngoài cổng vào nhà thờ có rất đông giáo dân giăng đèn, kết hoa, trang trí hang đá để mừng ngày Chúa ra đời. Ông Bùi Văn Cận, Chánh xứ Giáo xứ Đồng Gianh chia sẻ: Giáo xứ có 2 giáo họ với trên 1.700 giáo dân. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự chỉ bảo của các chức sắc, chức việc, đời sống giáo dân không ngừng phát triển. Dịp Giáng sinh giúp mọi người gần gũi, quan tâm, chia sẻ với nhau hơn, ước vọng an lành, hạnh phúc, bà con rất phấn khởi, náo nức chờ đón, cùng nhau hướng tới niềm tin Thiên Chúa, sống tốt đời, đẹp đạo...

Trên địa bàn tỉnh có 7 giáo xứ, 54 giáo họ, tín đồ ở 70 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố. Về cơ sở thờ tự, toàn tỉnh có 7 nhà thờ xứ, 6 nhà thờ họ. Trong thời gian qua, đồng bào Công giáo của tỉnh luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nhiều gia đình đã đi đầu, đóng góp công sức, tiền của xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, tích cực tham gia các phong trào nhân đạo, từ thiện, vì người nghèo..., góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. Hoạt động từ thiện, xã hội được các chức sắc, đồng bào Công giáo quan tâm. Trong đó, Giáo xứ Hòa Bình đã tặng 120 suất quà, trị giá 24 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn thuộc các giáo họ, giáo điểm thuộc giáo xứ. Giáo xứ Đồng Gianh tặng 120 suất quà, Giáo xứ Khoan Dụ (Lạc Thủy) tặng 1.600 suất quà cho các hộ nghèo là tín đồ Công giáo...

Đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Để thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo nói chung, đạo Công giáo và đạo Tin lành nói riêng, động viên chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Công giáo, Tin lành phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước và các giá trị văn hóa trong tôn giáo, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục hoạt động theo đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tuân thủ pháp luật. Sở Nội vụ đã tham mưu cho tỉnh xây dựng chương trình thăm hỏi, tặng quà các tổ chức tôn giáo nhân dịp lễ Noel năm 2023. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh và chính quyền các địa phương đến thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng các vị linh mục, tu sĩ và toàn thể đồng bào Công giáo trong các giáo xứ đón Giáng sinh an lành, hạnh phúc; tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo để phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc…

Giáng sinh giờ đây không chỉ của người theo đạo Công giáo mà cả cộng đồng với ước vọng chung tay xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp trao gửi yêu thương, gia đình sum họp, làng xóm quần tụ chúc nhau những lời chúc Giáng sinh an lành. Trong tiếng nhạc du dương của những bài Thánh ca, trong màu đèn trang trí đủ sắc màu, người theo đạo và người không theo đạo đều bày tỏ cảm xúc, gửi gắm niềm tin và ước vọng về một thế giới bình an, nhà nhà yên vui, người người xích lại gần nhau trong tình thương yêu nhân ái. Có được sự yên vui, đầm ấm, an bình trong mùa Giáng sinh và chuẩn bị đón năm mới 2024 là nhờ những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH chung của tỉnh, đời sống người dân nói chung, bà con Công giáo nói riêng ngày một cải thiện. Bước chân của đông đảo người dân và giáo dân cùng hướng về thánh đường cũng là hướng về niềm tin tốt đẹp vào một cuộc sống thiện lương, an lành, hạnh phúc, một tương lai tươi sáng.


Hương Lan

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục