Tối 31/3, tại quần đảo Cát Bà, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải (Hải Phòng) tổ chức chương trình nghệ thuật "Cát Bà Xanh 2024".


Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) gồm 367 hòn đảo lớn nhỏ, lung linh sắc màu với những bãi biển cát trắng mịn có làn nước sâu trong vắt có thể nhìn tận đáy. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN

Chương trình là điểm nhấn của Lễ hội kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Cát Hải, khai mạc du lịch Cát Bà năm 2024. Đây cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam; kỷ niệm 69 năm giải phóng Hải Phòng và hưởng ứng Lễ hội hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024.

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải Bùi Tuấn Mạnh cho biết, cách đây 65 năm, ngày 31/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về thăm quân và dân huyện Cát Hải. Sự kiện này thể hiện sự quan tâm của Bác tới đồng bào, chiến sĩ nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Lời căn dặn của Bác về chủ quyền biển đảo Tổ quốc "Rừng vàng biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ" đã trở thành chân lý và còn nguyên tính thời sự cho đến hôm nay. Hình ảnh cùng lời nói ân tình của Người vẫn còn đó với núi rừng biển đảo nơi đây, trở thành động lực cho cán bộ và nhân dân Cát Hải trong công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triển huyện đảo.

65 năm qua, dù trong lửa đạn khốc liệt của chiến tranh hay trong giai đoạn đổi mới hội nhập và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Cát Hải luôn dũng cảm chiến đấu ngoan cường bảo vệ đảo; đồng thời năng động, sáng tạo trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, để Cát Hải từ một huyện đảo hoang sơ chỉ có cát biển và sỏi đá đã trở thành trọng điểm kinh tế biển của thành phố Hải Phòng và các tỉnh phía bắc. Chương trình Lễ hội truyền thống huyện Cát Hải năm 2024 với 10 hoạt động như 10 bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Cát Hải dâng lên Bác Hồ kính yêu.

Theo ông Bùi Tuấn Mạnh, quần đảo Cát Bà nhận nhiều danh hiệu như được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004; Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt về danh lam thắng cảnh năm 2013; Vịnh Lan Hạ được công nhận là thành viên Hiệp hội các vịnh đẹp nhất thế giới năm 2020. Ngày 16/9/2023, quần đảo Cát Bà cùng với Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây cũng là Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam.

Ông Bùi Tiến Mạnh khẳng định, trong những năm gần đây, Cát Bà đã có những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chất lượng cao, hấp dẫn du khách, đang trong lộ trình làm mới hình ảnh, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà. Chương trình khai mạc du lịch Cát Bà năm 2024 là sự kiện đặc biệt quan trọng, thông điệp, lời mời trân trọng tới du khách trong nước và quốc tế, đến với Cát Bà để cùng khám phá và thưởng ngoạn hương vị món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng cho con người. Cát Bà điểm hẹn bốn mùa sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón du khách.

Ngay sau lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật "Cát Bà xanh 2024". Chương trình gồm 3 chương: Hải Phòng thành phố tôi yêu; Cát Hải - In dấu chân Người; Cát Bà- Điểm hẹn bốn mùa, chương trình nghệ thuật có sự góp mặt của các ca sỹ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Trọng Tấn, Hồ Trung Dũng. Ngoài sân khấu tại Trung tâm du lịch Cát Bà, chương trình được Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng truyền hình trực tiếp và 20 Đài Phát thanh Truyền hình các địa phương từ Bắc vào Nam tiếp sóng trực tiếp.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động khác như: Ngày hội Khinh khí cầu, Giải chạy Fastest X Cát Bà Amatina, Giải đua thuyền Rồng huyện Cát Hải (mở rộng) tranh Cúp Báo Hải Phòng.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục