Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xác định rõ vai trò tiên phong, xung kích trong mọi hoạt động, những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.


Câu lạc bộ Thanh niên giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tỉnh phối hợp cùng cửa hàng Hoa Đất Mường (TP Hòa Bình) trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa đặc sắc của địa phương tại chương trình "Gặp gỡ Ấn Độ" năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức.

Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông... Mỗi dân tộc có phong tục tập quán, tín ngưỡng, các giá trị di sản về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục truyền thống đặc sắc… Tỉnh là nơi có nền "Văn hóa Hòa Bình" nổi tiếng thế giới, vùng đất giàu tiềm năng thiên nhiên và truyền thống cách mạng. Tự hào tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, lực lượng thanh niên trong tỉnh đã và đang khẳng định vai trò, trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Hơn nữa, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng.

Anh Nguyễn Văn Đoàn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh cho biết: Với vai trò tiên phong, xung kích của tuổi trẻ, sự am hiểu công nghệ và khả năng tiếp cận thông tin rộng rãi, lực lượng đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã tận dụng tốt các nền tảng kỹ thuật số đểlan tỏa và quảng bá văn hóa dân tộc. Nhiều bạn trẻ sử dụng mạng xã hội zalo, tiktok, facebook để giới thiệu về phong tục tập quán, di sản văn hóa dân tộc mình tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Nổi bật trong quảng bá du lịch, các bạn trẻ đã phát huy tốt khả năng trong ứng dụng công nghệ số giới thiệu những cảnh sắc tươi đẹp, nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh đến với du khách.

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã hướng dẫn, chỉ đạo 100% cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Chỉ đạo các Huyện Đoàn, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa truyền thống qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, gắn hoạt động thương mại với quảng bá du lịch tại chợ phiên. Tuyên truyền qua trang fanpage của Đoàn, xây dựng bản đồ du lịch số nhằm quảng bá du lịch địa phương. Triển khai, duy trì các đội hình văn nghệ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân. Thường xuyên đăng tải tin, bài về công tác xây dựng văn hoá, bản sắc dân tộc trên website Tỉnh Đoàn và 165 trang fanpage Đoàn Thanh niên các cấp, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên quan tâm, hưởng ứng.

Cùng với đó, tuổi trẻ Hòa Bình đã tiên phong, sáng tạo ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng, triển khai gắn mã QR các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, văn hóa nhằm cung cấp thông tin, thuyết minh tự động trong quảng bá văn hóa, du lịch cho người dân và du khách. Trong năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tổ chức diễn đàn "Tuổi trẻ Hòa Bình với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số” góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vị trí, vai trò của văn hóa, sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gắn với nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Duy Tư, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Từ những việc làm thiết thực, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã không ngừng nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuổi trẻ Hòa Bình đã, đang và tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bằng nhiệt huyết và sự sáng tạo của tuổi trẻ không chỉ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, mà còn góp phần lan tỏa, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh nhà.

Hoàng Dương


Các tin khác


Huy động sức mạnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (NQ04) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, trong 10 chỉ tiêu của NQ04 đã có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025. Điển hình là có 70% di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của các dân tộc trong tỉnh nằm trong danh mục DSVHPVT quốc gia được BT&PH, vượt 20% so với NQ đề ra.

Đánh thức tiềm năng văn hóa, du lịch xã Miền Đồi

Trước đây, vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên gắn với hệ thống ruộng bậc thang ở xã vùng cao Miền Đồi (Lạc Sơn) được biết đến nhưng thông tin chưa lan tỏa. Năm 2024, với sự vào cuộc của truyền thông cùng nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền trong triển khai hoạt động tham quan, trải nghiệm mùa lúa chín đã giúp địa phương trở thành "từ khóa” được đông đảo du khách tìm kiếm và khám phá.

Khai mạc Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024: Long An-Khát vọng sông Vàm

Tối 28-11, hàng ngàn người dân cùng nhau hòa mình vào không khí sôi động của Lễ khai mạc Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Long An-Khát vọng sông Vàm".

Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 28/11, tại Nhà văn hóa huyện, UBND huyện Cao Phong tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Cao Phong năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục