Hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2009 vừa diễn ra tại Đà Nẵng với 13 tác phẩm của 11 đơn vị. Nhà hát Trưng Vương luôn kín chỗ ngồi.

Nhà tổ chức phát giấy mời tận các xã, phường, các tổ chức đoàn thể, mời từng hộ dân, mang xe đưa đón tận nơi... để "hâm nóng" sân khấu truyền thống. Hội diễn thành công. Nhưng phía sau cánh gà sân khấu vẫn nhiều nỗi lo toan...

Theo ông Nguyễn Đăng Chương - Cục phó Cục Biểu diễn nghệ thuật (Bộ VHTTDL), khán giả không quay lưng với tuồng, nhưng hiện nay họ có quá nhiều sự lựa chọn các kênh giải trí cũng như có nhiều lý do khác để không đặt chân đến nhà hát tuồng. Trong bối cảnh ấy, các đoàn nghệ thuật, nhà hát và nghệ sĩ  bị rơi vào bi kịch mất khách. Vì vậy, hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch được tổ chức định kỳ 5 năm một lần để nhắc nhở sự tồn tại của loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc. Đây cũng là dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các đoàn nghệ thuật, các nghệ sĩ.

Phó GĐ Sở VHTTDL Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Chiến cho rằng: "Chính vì không có khán gia, thu nhập từ hoạt động nghệ thuật này quá thấp, nên chỉ có những nghệ sĩ thật sự yêu nghề mới theo nghề đến bây giờ. Nhiều tác giả kịch bản cũng không thiết tha viết cho sân khấu truyền thống. Cái khó này níu cái vướng kia, dẫn nghệ thuật truyền thống đến tình trạng mờ nhạt dần. Vì vậy, để tránh cảnh gần 700 nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật tuồng, dân ca kịch toàn quốc về Đà Nẵng, rồi diễn cho nhau xem, ban tổ chức đã công phu phát giấy mời đến tận xã, phường, trường học... tổ chức xe đưa đón khán giả để mỗi đêm diễn đều kín ghế ở Nhà hát Trưng Vương".

Đã nhiều năm vừa qua, Trường Văn hoá  nghệ thuật không tuyển được học sinh theo học loại hình nghệ thuật truyền thống, vì vậy việc duy trì tuồng đã khó càng thêm bế tắc. Về mặt quản lý nhà nước cũng như bản thân các nhà nghiên cứu, hoạt động nghệ thuật này cũng "rối" trong bài toán tồn tại. Nếu giữ tuồng mà chỉ bảo lưu, không sáng tạo, đổi mới thì sẽ không có khán giả đương thời. Giữ mà không phát triển thì vô nghĩa, nhưng phát triển mà đánh mất mình vì chạy theo thị hiếu thì hỏng tuồng.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Đình Sanh - GĐ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - cho biết, chính quyền Đà Nẵng rất ưu ái đối với hoạt động nghệ thuật tuồng. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh là nhà hát truyền thống lớn nhất nước và sáng đèn hằng đêm.
 
Tuy nhiên, mỗi đêm sáng đèn ấy, chỉ có 5-10 phút trích đoạn tuồng, còn lại là các chương trình tạp kỹ. Khán giả là du khách, phần lớn là người nước ngoài. Từ nhiều năm nay, Đà Nẵng luôn nỗ lực để bảo tồn, phát huy và quảng bá nghệ thuật tuồng. Trong đó có tổ chức ngoại  khoá về nghệ thuật tuồng tại 6 trường THPT... Ông Trần Đình Sanh cũng cho biết, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã duy trì được 100 đêm diễn/năm. Khán giả tuy không nhiều, song chất lượng hơn. Qua đó có thêm khá nhiều người hiểu và thích tuồng hơn...

Trong thực tế, ngay với Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cũng rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực, nghệ sĩ kế thừa, chế độ chính sách và tiền lương còn nhiều bất cập, khiến đời sống nghệ sĩ còn lay lắt. Đấy cũng chính là bức tranh chung của các nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật truyền thống trên cả nước hiện nay.

                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục