Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông tại Mộc Châu, Sơn La thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.

Ban đầu chỉ đơn giản là trò chơi dân gian của những cặp trai gái ngày xuân bầu bạn, trải qua nhiều thế hệ, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu không thể thiếu tại cuộc thi thể thao của đồng bào dân tộc.

Trò chơi đánh yến - Ảnh: Internet


Trò đánh yến cũng gần giống đánh cầu lông. Quả yến được làm bằng tre mai, giữa đế nối một ống trúc ngắn cắm từ ba đến bốn, năm chiếc lông gà.

Vợt làm bằng thứ gỗ mềm và nhẹ, to hơn vợt bóng bàn một chút. Người chơi sẽ phải sử dụng sự khéo léo của cổ tay và sự di chuyển hợp lý để đánh cầu sang phần lưới của đối phương.

Tương truyền rằng, đánh yến có nguồn gốc từ một chàng trai mường trời, trong một chuyến du xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái, và mỗi khi uống rượu say, chàng lại rủ người yêu của mình đánh yến để giã rượu.

Vậy là những thế hệ sau này, những cặp uyên ương thường rủ nhau "đánh yến, giã rượu". Ban đầu là bằng tay, sau đó là dùng những miếng gỗ mềm tự chế.

Tại các lễ hội, trước lúc diễn ra trò chơi đánh yến, các bà then, ông mo mặc áo thêu hình chim én, với tiếng đàn tính thánh thót và giọng hát mượt mà "dẫn dắt" mọi người trong hội theo cánh én mùa xuân lên thăm mường trời, nơi có những cảnh vật thần tiên mà con người hằng mong ước đến cuộc sống no ấm, tươi đẹp…

Sau đó, các Pú mo lấy những trái yến từ mâm cúng phân phát cho mọi người trong hội.

Thường thì chơi yến ngày xuân không hạn chế về số lượng người chơi, có lúc có tới hàng trăm đôi trai tài gái sắc đứng quây thành một vòng tròn rộng để cho những trái yến cùng bay một lúc.

Cái bay cao, cái bay xa, bay gần, tầng tầng, lớp lớp đan xen với nhau đầy màu sắc, vi vút tựa như một đàn chim én đang chao liệng trên bầu trời mùa xuân…

Giải thưởng thì đơn giản lắm, người thua sẽ phải trao tặng cho người thắng những món quà của mình, các cô gái thường tặng những tấm khăn thêu, những sản phẩm từ chính đôi tay khéo léo làm ra với một lời nhắn về một mái ấm hạnh phúc gia đình.

Từ năm 2000, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu tại đại hội thi thể thao người dân tộc. Hằng năm, trong lễ hội mùa xuân thì ngoài vô số trò vui thì trò đánh yến không bao giờ là thiếu được.

                                                                                           Theo TPO

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục