Bối cảnh giới thiệu trong cuộc họp báo về phim

Bối cảnh giới thiệu trong cuộc họp báo về phim "Khát vọng Thăng Long" mới chỉ được "vẽ" dưới dạng 3-D. (Ảnh minh hoạ là hình ảnh trong dự án phim 3-D về Hoàng Thành Thăng Long của Cty Đồ hoạ VN).

Một số tờ báo khi đưa tin về quyết định này đã đồng thời đưa tin đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Công ty Kỷ Nguyên Sáng đang chuẩn bị quay bộ phim Khát vọng Thăng Long phát triển từ kịch bản Chiếu dời đô khiến người đọc hiểu rằng công ty này đang thực hiện bộ phim mà công văn 953/VPCP-KGVX nói tới.

Công văn số 953/VPCP-KGVX ký ngày 10-2-2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã đồng ý đưa bộ phim Khát vọng Thăng Long vào danh mục các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và yêu cầu UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, đảm bảo nội dung tư tưởng của phim.

Một số tờ báo khi đưa tin về quyết định này đã đồng thời đưa tin đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Công ty Kỷ Nguyên Sáng đang chuẩn bị quay bộ phim Khát vọng Thăng Long phát triển từ kịch bản Chiếu dời đô khiến người đọc hiểu rằng công ty này đang thực hiện bộ phim mà công văn 953/VPCP-KGVX nói tới. Song Công văn 953/VPCP-KGVX không nói gì về kịch bản Chiếu dời đô và cũng không nói ai là chủ Dự án làm phim Khát vọng Thăng Long. Điều đó khiến nhiều người băn khoăn trước tình trạng chồng chéo mập mờ về thông tin và pháp lý.

Vi phạm bản quyền kịch bản “Khát vọng Thăng Long”?

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát GĐ Hodafilm đã khẳng định rõ trên báo chí rằng Hodafilm và kịch bản Chiếu dời đô của Triệu Tuấn đã bị gạt ra, hiện nay ĐD Lưu Trọng Ninh và Công ty Kỷ Nguyên Sáng đang viết một kịch bản khác. Do đó, không thể ngoắc dự án phim Chiếu dời đô vào dự án phim Khát vọng Thăng Long như đạo diễn Lưu Trọng Linh đã nói trong cuộc họp báo cách đây không lâu.

Chắc chắn rằng, nếu trên đời này có một kịch bản mang tên Khát vọng Thăng Long nói về những khó khăn trong sự nghiệp dời đô của Lý Công Uẩn và những câu chuyện xảy ra ở Thăng Long sau đó liên quan các cung phi hoàng hậu, các hoàng thái tử dẫn đến Loạn Tam vương thì đó là kịch bản của tôi, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, người viết bài này. Với tư cách đạo diễn được TP Hà Nội mời tham gia đấu thầu kịch bản tôi đã nộp cho Văn phòng BCĐ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long hai kịch bản dự thầu:

- Kịch bản đầu mang tên Thái tổ Lý Công Uẩn, viết lại kịch bản của Thiên Phúc mô tả cuộc đời Lý Công Uẩn từ tuổi ấu thơ đến khi dời đô.

- Kịch bản thứ hai nộp ngày 26-3-2006 mang tên Khát vọng Thăng Long viết mới hoàn toàn về cả cuộc đời Lý Công Uẩn từ lúc chưa lên ngôi đến khi lên ngôi, dời đô, định đô và tạ thế.

Mô tả ảnh.
Họp báo ra mắt đoàn làm phim "Khát vọng Thăng Long" ngày 5/2/2010

Hai kịch bản này đã được photocopy gửi tới các thành viên Hội đồng Giám định kịch bản. Hội đồng đã chọn kịch bản thứ hai để góp ý sửa chữa. Sau khi sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng tôi đã bỏ bớt những nội dung mà Hội đồng cho là gai góc và đặt tên là Người cha của Thăng Long để nộp lại cho Hội đồng thẩm định. Nhưng tôi vẫn đăng ký bản quyền những nội dung của cả hai kịch bản và mong có cơ hội được thực hiện.

Đặt tên kịch bản là Khát vọng Thăng Long tôi muốn chia sẻ những nỗi niềm tâm tư và khát vọng riêng của Đức Thái tổ gửi gắm vào mảnh đất mà Người khai sáng. Khát vọng đó đã được nhân vật Lý Công Uẩn hé ra rất cụ thể khi tâm sự với con trai:“Ta thấy Hoa Lư mấy đời Vua hiển hách trong việc đánh giặc, nhưng con cái anh em thì lục đục, chém giết nhau tranh giành ngôi báu. Đến nỗi nhà Tống phải có thư răn đe nếu tiếp tục lục đục sẽ đem quân sang hỏi tội. Cha dời đô về Thăng Long để tính kế dài lâu cho Đại Việt, song cũng thầm mong linh khí của đất này sẽ giúp anh em gia đình ta hoà thuận, trên dưới đồng lòng, đỡ cảnh huynh đệ tương tàn”.

Khi các Hoàng tử, Thái tử lục đục tranh giành quyền lực, Lý Công Uẩn phân vân lo lắng về việc truyền ngôi, nhân vật Quốc sư Vạn Hạnh đã khuyên nhà vua: “Hoàng thượng muốn dời đô để tính kế lâu dài cho con cháu, để hợp với mệnh trời và ý dân, để nước nhà bền lâu, phong tục giàu thịnh, như rồng bay lên. Tất cả những khao khát đó bần tăng tạm gọi là khát vọng Thăng Long. Vậy ai là người kế tục được khát vọng Thăng Long, phong hoá Thăng Long, thì người đó sẽ phải được truyền ngôi”. Chính vì mang khát vọng văn hóa sâu thẳm ấy nên khi biết tin con trai là Khai Quốc vương Bồ làm phản, chiêu tập bọn tù nhân được cha phóng thích để nhũng nhiễu cướp bóc ức hiếp nhân dân, Lý Công Uẩn đã căm phẫn nhảy lên lưng Bạch mã lao trong mưa phi đến phủ Trường Yên tìm Khai quốc vương Bồ để hỏi tội con trai.

Vậy phải chăng trước sự phức tạp khó kiểm soát về nội dung và tài chính của các dự án làm phim theo phương thức xã hội hóa, TP Hà Nội muốn trở lại dự án làm phim Lý Công Uẩn nên UBND TP Hà Nội đã gửi kịch bản Khát vọng Thăng Long của tôi lên Chính phủ kèm theo công văn 714/UBND-VHKG để tiếp tục dự án làm phim bị “giãn tiến độ” của Hãng phim truyện VN? Còn nếu không phải vậy, mà lại là đưa một kịch bản có tên là Khát vọng Thăng Long (của một dự án khác) xin phép chính phủ đưa vào danh mục các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thì việc này ít nhất có dấu hiệu vi phạm bản quyền tác giả đối với tôi.

                                                                                    Theo Vnn

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục