Cán bộ Bảo tàng Hòa Bình thường xuyên kiểm tra hiện vật cất giữ trong kho.

Cán bộ Bảo tàng Hòa Bình thường xuyên kiểm tra hiện vật cất giữ trong kho.

(HBĐT) - Hiện nay, hơn 10.000 hiện vật quý do Bảo tàng Hòa Bình chịu trách nhiệm quản lý và phát huy giá trị thông qua việc trưng bày gần như “án binh bất động”, bởi hầu hết phải nằm trong kho để bảo quản.

 

Thành lập năm 1991, hơn 4 năm (1991-1995), trụ sở Bảo tàng Hoà Bình được bố trí tại khu nhà 2 tầng tiếp nhận lại của Công ty thi công cơ giới 12 (phường Phương Lâm - TPHB. Đến năm 1995, được chuyển về trụ sở mới tại khu vực ngã ba khảo sát (đường An Dương Vương - phường Phương Lâm - TPHB). Tuy có vị trí thuận tiện ở mặt đường, đối diện với Cung Văn hoá tỉnh, thế nhưng, nơi trưng bày lại trật hẹp, không có kho bảo quản, không có đủ phòng làm việc nên việc quản lý gặp phải không ít khó khăn.

 

Đến năm 2007, Bảo tàng Hòa Bình tiếp tục phải di chuyển đi nơi khác để xây dựng trụ sở Uỷ ban MTTQ tỉnh. Vị trí “mới” mà Bảo tàng Hòa Bình được bố trí chuyển đến là khu nhà 2 tầng, nằm sau trụ sở Sở VH-TT-DL hiện nay (trụ sở cũ).

 

Để đảm bảo an toàn hơn 10.000 hiện vật, ngoài việc bố trí 2 bảo vệ chuyên trách trực 24/24 giờ, trang bị đầy đủ thiết bị PCCC, thường xuyên kiểm tra… Bảo tàng Hòa Bình còn dành một phần kinh phí để gia cố, bổ sung hệ thống cửa, hàng rào sắt, chấn song cửa sổ cho toàn bộ khu vực kho. Vậy là gần 2 năm qua, những hiện vật quý do Bảo tàng quản lý rất hiếm khi được trưng bầy và nhiều hiện vật đang có nguy cơ bị hư hỏng do điều kiện bảo quản không đảm bảo đúng quy chuẩn của ngành.

 

Do điều kiện cơ sở vật chất, nên Bảo tàng Hoà Bình không thể trưng bầy hiện vật tại chỗ để phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội ở trung tâm tỉnh lỵ và yêu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu của các đối tượng. Để khắc phục vấn đề này, từ tháng 4/2008 đến nay, Bảo tàng đã tổ chức trưng bầy lưu động theo hình thức lưu động. Đó là đưa hiện vật về trung tâm một số huyện và một số xã trong tỉnh để trưng bày. Nỗ lực hơn là đưa hiện vật đi trưng bày tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, Bảo tàng lịch sử Việt Nam (Hà Nội), Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên, Hưng Yên… Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp, khó khăn trong vận chuyển, bảo quản, nên số lượng và chủng loại hiện vật được đưa đi trưng bầy rất khiêm tốn, nên đa số hiện vật, cổ vật “án binh bất động” trong kho.

 

Dự án xây dựng Bảo tàng Hòa Bình đang được triển khai và trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng tại phường Tân Thịnh (TPHB). Trong khi chờ đợi công trình hoàn thành,  Bảo tàng Hòa Bình lại tiếp tục nỗi lo mới vì phải chuyển toàn bộ hiện vật sang một địa điểm tạm khác để nhường vị trí hiện tại cho  việc triển khai dự án xây dựng Sở VH-TT-DL. 

 

Nay mai, đến với Bảo tàng Hòa Bình, chúng ta sẽ lại được chiêm ngưỡng, tìm hiểu và cùng sống lại với những đồ gốm từ thời Lý, Trần, Lê, với những công cụ đồ đá, những trống đồng, sanh đồng, cồng chiêng của Văn Hóa Hòa Bình, hoà mình vào khí thế hào hùng của những năm tháng đánh Pháp, chống Mỹ… Tuy nhiên, thời điểm đó sẽ tiếp tục là một chặng đường dài, không rõ có bao nhiêu hiện vật giữ được nguyên vẹn để ra mắt công chúng?.

 

                                                                                       Đức Phượng

 

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục