Đến nơi nhiều người xót xa khi thấy tấm bảng "Mộ Thần thái giám - Di tích cổ truyền" (tỉnh Bình Thuận) nằm chỏng chơ giữa bãi đất nhếch nhác, um tùm cỏ dại, phía trước là dòng nước hôi hám vương đầy bọc nilông, phân bò và đủ thứ hầm bà lằng. Không thể bước vào di tích bằng cổng chính, khách phải đi đường vòng, qua nhà cửa lố nhố.

Được dân gian đoán định ẩn giấu những bí mật có liên quan đến ngôi mộ của Hoàng đế Quang Trung, mộ Thần thái giám tọa lạc dưới chân núi Phú Hài, thuộc làng Sơn Thủy - ấp Sơn Hải (nay là phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Tương truyền đây là nơi an nghỉ của một vị thái giám theo phò di hài vua Quang Trung vào Bình Thuận, trên đường đi thì gặp nạn, bị chém bay đầu. Chở chủ nhân đến địa phận làng Sơn Thủy, con bạch mã kiệt sức đổ quỵ.

Sau khi tổ chức xây đắp mộ cho vị thái giám, dân làng Sơn Thủy đã đúc tạc con ngựa bạch trung thành với hình dáng như ngựa thật ở tư thế nằm phục, đầu hướng về mộ chủ nhân và thờ phụng từ đó đến nay.  

Bị bãi rác mất vệ sinh bành trướng trước lối cổ mộ.

Câu chuyện lịch sử bi thương và ly kỳ của một thời tao loạn ấy đã thôi thúc nhiều du khách khi đến tham quan tại TP Phan Thiết không quên ghé thăm, thắp nén tâm hương cho người nằm dưới mộ và con bạch mã trung thành. Đến nơi nhiều người xót xa khi thấy tấm bảng "Mộ Thần thái giám - Di tích cổ truyền" nằm chỏng chơ giữa bãi đất nhếch nhác, um tùm cỏ dại, phía trước là dòng nước hôi hám vương đầy bọc nilông, phân bò và đủ thứ hầm bà lằng. Không thể dấn bước vào di tích bằng cổng chính, khách phải đi đường vòng, qua nhà cửa lố nhố.

Bức xúc chỉ tay về phía bên kia đường, nơi có bãi rác to tướng kéo dài hàng chục mét nằm đối diện lối vào chính của cổ mộ, một cụ già cho biết rác đó là "thành quả" quẳng thải của một số hộ dân sống cạnh di tích và các quán nhà hàng đặc sản. "Vào mùa nắng còn đỡ chứ khi mưa đến gió về, rác bay tá lả bốc mùi ô uế không chịu nổi".

Được biết bãi rác vây quanh di tích mộ Thần thái giám từ nhiều năm qua nhưng địa phương gần như bất lực trong việc chấn chỉnh, điều đó khiến cộng đồng dân cư và khách phương xa đến thăm viếng cổ mộ nặng lòng. "Muốn chấn chỉnh thực trạng không khó, chỉ cần cắm biển cấm xả rác và xử phạt thật nặng với mọi hành vi vi phạm là sẽ có chuyển biến tích cực ngay" - bác Nguyễn Văn Sáu, nhà ở phường Mũi Né khi ghé thăm di tích, kiến nghị

 

                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Xúc động gặp các cựu chiến sỹ Điện Biên trên đồi A1

Tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên đồi A1” của tác giả Dương Vân Anh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Đây là niềm vinh dự của của cá nhân tác giả cũng như Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh.

Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục