Các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật đường phố Le Siphon Cosmique (Pháp) cùng các diễn viên là học sinh trường Nguyễn Trãi đang tập luyện. Ảnh: Đăng Khoa

Các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật đường phố Le Siphon Cosmique (Pháp) cùng các diễn viên là học sinh trường Nguyễn Trãi đang tập luyện. Ảnh: Đăng Khoa

Tối nay, tại sân khấu Ngọ Môn, Festival Huế 2010 khai mạc, mở đầu cho 9 ngày - đêm tràn ngập những đại tiệc văn hoá mang đậm dấu ấn không chỉ của Huế, Việt Nam, mà còn của những “bạn bè” đến từ 5 châu lục.

Mặc dù đã qua kỳ tổ chức lần thứ sáu, nhưng Festival Huế vẫn không có sự lặp lại, vẫn luôn tươi mới và quyến rũ... 

5 châu tụ hội

“Khai mạc Festival Huế 2010 là một chương trình nghệ thuật đặc biệt, nhiều điểm nhấn gây ấn tượng mới lạ, hấp dẫn mang tầm của một đại lễ. Âm hưởng chủ đạo của chương trình là sự tôn vinh giá trị của di sản, của văn hoá truyền thống, là sự gặp gỡ đầy ấn tượng của đại diện các nền văn hoá ở 5 châu lục.

Tất cả cùng đến với lễ hội trong niềm hoan ca để được khẳng định chính mình, được cùng chung vui chào đón và đặc biệt không tạo nên sự gián cách, tách biệt giữa công chúng đến xem và người nghệ sĩ biểu diễn như thông lệ của mọi chương trình”, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Ngọc Cường - Tổng đạo diễn đêm khai mạc Festival Huế 2010 - cho biết.

Ngoài lực lượng nghệ sĩ, diễn viên chủ yếu đến từ các đơn vị nghệ thuật của tỉnh và địa phương bạn như:  Nhà hát Bông Sen TP.Hồ Chí Minh, Quân đội, một số nghệ sĩ Solit của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam... còn có đại diện các đoàn nghệ thuật quốc tế tiêu biểu về màu sắc, loại hình nghệ thuật phù hợp để cấu trúc chương trình như: Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ...

Tất nhiên sự luôn mới không chỉ có ở đêm khai mạc, mà thể hiện ở tất cả các chương trình nghệ thuật trong, ngoài nước, là lần đầu tiên có sự tham gia đầy đủ của 5 châu với các đoàn nghệ thuật “lạ” đến từ Cuba, Mông Cổ, là những lễ hội mới toanh như “Hành trình mở cõi”, “Thao diễn thuỷ binh thời Chúa Nguyễn”, “Đêm phương Đông”... Ngay cả lễ hội đặc trưng của Festival Huế là “Lễ hội áo dài” năm nay cũng mới hoàn toàn từ nội dung, thông điệp, địa điểm...

Khai thác ngày càng sâu chủ đề

Ông Nguyễn Duy Hiền - GĐ Trung tâm Festival Huế - cho biết, qua mỗi kỳ tổ chức, Festival Huế được đẩy mạnh hơn một chút về tính cộng đồng và xã hội hoá, gắn liền với yêu cầu đặt ra từ đầu - người dân phải là chủ thể của lễ hội. Năm nay, những đặc tính trên thể hiện qua việc trong các lễ hội “đinh” như: “Huyền thoại sông Hương”, “Hành trình mở cõi”, “Thao diễn thuỷ binh thời Chúa Nguyễn”, “Tế giao”... với hơn 90 diễn viên quần chúng...

Cũng theo ông Hiền, Festival Huế 2010 tiếp tục khai thác chiều sâu của chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” đã đặt ra từ nhiều năm trước bằng cách tiếp tục tôn vinh các giá trị di sản (vật thể và phi vật thể) của Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Các sân khấu của Festival Huế 2010 còn là nơi giới thiệu, gặp gỡ của các chương trình nghệ thuật đương đại có đẳng cấp, chọn lọc đến từ khắp nơi trên thế giới. Và phần lớn các chương trình này đều ít nhiều mang yếu tố Việt Nam.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Xúc động gặp các cựu chiến sỹ Điện Biên trên đồi A1

Tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên đồi A1” của tác giả Dương Vân Anh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Đây là niềm vinh dự của của cá nhân tác giả cũng như Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh.

Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục