Bắc Ninh - Kinh Bắc là nơi có nhiều sông ngòi bao bọc. Nơi đây, mỗi dòng sông không chỉ là một thực thể vật chất hào phóng ban tặng, bồi đắp phù sa tạo nên vùng đất phì nhiêu, màu mỡ mà còn là một trong những thành tố góp phần kiến tạo nên "Kinh đô văn hoá" người Việt. Tiêu Tương là một trong những dòng sông như vậy.

Dựa vào các nguồn sử liệu và qua điền dã thực địa, một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cho rằng: Tiêu Tương bắt nguồn từ một nhánh sông Hồng (có tên là Hoàng Giang) đi qua Cổ Loa, Dục Tú, Phù Lưu, Dương Lôi, Tam Sơn, Tương Giang, Lim, Xuân Ổ,... tạo nên một dải văn hoá làng ven sông mang đặc trưng của văn hoá Kinh Bắc.

 Các liền anh, liền chị quan họ Bắc Ninh.

Sông Tiêu Tương, đến nay chỉ còn dấu tích trên thực địa, nhưng là dòng sông huyền thoại, đã và đang "sống" trong tâm khảm người dân Kinh Bắc, vừa như một chứng cứ lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng nền độc lập dân tộc từ giai đoạn trước Công nguyên, vừa được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học, những áng văn thơ và những làn điệu dân ca trữ tình, góp phần tạo nên vùng văn hoá Kinh Bắc chảy dài suốt mấy  nghìn năm lịch sử.

Tiêu Tương là một dòng sông tràn đầy yếu tố văn hoá, là dòng chảy của thi ca, của tình yêu con người, tình yêu đôi lứa và là nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ đã sáng tạo ra những giá trị nhân văn qua nhiều thời đại. Tiêu biểu là Chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương. Nhiều cư dân sinh sống trong vùng dấu tích của con sông huyền thoại cho rằng: Tiếng hát của chàng Trương Chi trên dòng Tiêu Tương xưa chính là cơ sở hình thành nên những làn điệu dân ca quan họ làm say đắm bao thế hệ người Việt và du khách quốc tế hôm nay.

Theo các thư tịch cổ, Kinh Bắc là nơi dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, chủ yếu là đường thủy dựa trên hệ thống các sông ngòi ở phía Bắc sông Hồng. Nhà Hán mở con đường bộ từ Hồ Nam đến Quảng Tây và kéo dài xuống phía Nam sang đất Việt đến lưu vực sông Thương. Sau đó con đường này được kéo dài đến Long Biên, rồi đến Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Đây chính là con đường bộ từ phương Bắc sang nước ta, chạy qua đất Vũ Ninh, dựa theo bờ sông Tiêu Tương. Đây cũng là con đường quân sự, con đường giao lưu kinh tế, văn hoá quan trọng của các lộ phía Bắc nước ta. Thời Pháp thuộc, Quan lộ được nắn thẳng và mở rộng thành Quốc lộ 1. Cho tới ngày nay, đây vẫn là một huyết mạch quan trọng hàng đầu trong hệ thống giao thông của nước ta.

Bắc Ninh - Kinh Bắc cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Chùa Dâu (Thuận Thành), chùa Phật Tích (Tiên Du), chùa Tiêu (Từ Sơn) là những chùa có rất sớm và nổi tiếng từ lâu đời. Chính những nét văn hoá này là yếu tố cấu thành đặc trưng văn hoá của vùng đất Kinh Bắc: Vừa mang tính hồn nhiên, bình dị của một nền văn hoá dân gian, lại vừa thâm trầm, sâu sắc và mang tính triết lý của một nền văn hoá bác học.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục