Họa sĩ Đặng Ái Việt.

Họa sĩ Đặng Ái Việt.

Với một lòng thành kính biết ơn và đôi bàn tay tài hoa của người họa sĩ, hàng trăm bức ký họa chân dung các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được nữ họa sĩ Đặng Ái Việt hoàn thành với hàng trăm vẻ đẹp khác nhau.

 

Dù đã bước sang tuổi 62, nhưng nữ họa sĩ vẫn hồ hởi, không ngại khó, ngại khổ, bỏ tiền túi để đi xuyên Việt vẽ cho bằng hết chân dung các bà mẹ Việt Nam anh hùng trên cả nước. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ đầy ngưỡng mộ với bà bên lề cuộc triển lãm Hành trình nét thời gian đang diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

- Làm sao mà nữ họa sĩ có thể họa nhanh đến vậy -  225 bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH)  ở 15 tỉnh/thành chỉ trong 5 tháng?
 
- Các bà mẹ ở rải rác khắp nơi, mà thời gian thì hạn hữu. Tôi chỉ sợ mình chậm chân không kịp gặp các mẹ, bởi phần đông mẹ đã già yếu. Nếu tới trễ, mẹ đã ra đi thì nuối tiếc lắm. Trên toàn quốc hiện có trên 5.000 mẹ VNAH còn sống, nhưng thực sự khoẻ mạnh chỉ khoảng phân nửa thôi. Một số nơi tôi đến không còn bà mẹ VNAH nào còn sống. Tôi đau đớn và nuối tiếc lắm.

- Xem các bức ký họa của bà thấy toát lên thần thái lẫm liệt  và đầy xúc cảm của những người mẹ. Điều gì theo bà là khó nhất khi vẽ chân dung mẹ VNAH?

- Vẽ chân dung các mẹ VNAH quả không dễ, không phải ký họa vẽ một nét là ra, mà phải vẽ bằng chính cái tâm linh của mình. Trong đó cần có sự truyền cảm từ mẹ vào mình mới vẽ được. Họa được mẹ rất khó, sao cho vừa phải giống mẫu, vừa bảo đảm thẩm mỹ. Tôi đã phải nhìn ngắm các mẹ rất lâu để tìm ra một góc cạnh nào đó bộc lộ lên khí khái của mẹ. Hơn nữa, phải vẽ sao cho bộc lộ được nét thời gian, vì chủ đích của tôi là phải vẽ được nét thời gian phủ đầy trên da mặt mẹ. Có những mẹ không phải là đường nhăn mà phải gọi là lưới nhăn, lớp này phủ lên lớp kia chằng chịt.

 Ký họa chân dung các mẹ Việt Nam anh hùng.

- Kế hoạch đi khắp đất nước của bà như thế nào?

- Tôi có kế hoạch đi trong 2 năm, ra Bắc vẽ trước. Bắt đầu khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/2/2010. Tới Hà Nội ngày 26/6, xem cây số trên xe máy là đã vượt qua quãng đường dài 4.689km. Sau triển lãm Hành trình nét thời gian tại Hà Nội, tôi sẽ về Nam, vẽ ở Củ Chi. Dự định mở triển lãm kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội phụ nữ VN vào dịp 20/10 tại TP.HCM. Đầu mùa khô năm tới lại ra Bắc vẽ cho bằng hết các mẹ còn sống. Tôi đi bằng chiếc xe máy Chaly đã theo tôi gần 20 năm. Tôi tự chế thêm mái che nắng mưa và một số bộ phận để có thể leo dốc cao như đèo Cả, đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia. Đường đi gian nan lắm, nhưng chắc là được các liệt sĩ phù hộ, nên suốt 5 tháng trời, chưa ngày nào ốm, nằm bệt không đi được. Còn về chi phí thì tự tôi bỏ tiền ra, mới tính riêng tiền ở trong 5 tháng, tôi đã tiêu hết 10 triệu đồng rồi.

- Đi nhiều nơi như vậy, họa sĩ có kỷ niệm nào không thể quên khi vẽ mẹ VNAH?

- Kỷ niệm về mẹ rất nhiều. Tôi đã tiếp cận 225 bà mẹ và cũng có chừng ấy kỷ niệm. Mỗi mẹ đều để lại xúc động riêng biệt trong lòng tôi. Thường thì vừa vẽ tôi vừa lân la hỏi chuyện các mẹ. Có những lúc nghe chuyện xúc động quá, tôi không cầm được nước mắt, vừa vẽ vừa khóc. Có lần, tôi gặp một mẹ ngoài chợ rất đáng thương, sống cùng các cháu và phụ bán khoai lang. Cuộc mưu sinh nghiệt ngã là thế, nhưng bà vẫn vui vẻ. Tôi vẽ mẹ ngay tại chợ và hỏi, mẹ ơi, mẹ sống thế này có buồn không? Mẹ bảo, có gì buồn đâu con, mẹ được Nhà nước nuôi, có ăn no là được rồi. Các mẹ VNAH là vậy, trong mọi hoàn cảnh đều lẫm liệt, bất khuất, nhân hậu. Tôi phải cố gắng để thể hiện được tất cả những nét đẹp đó trong tranh của mình. Với một người họa sĩ, đó là lời ngợi ca thành kính nhất dành cho các mẹ.

- Xin cảm ơn họa sĩ và chúc hành trình của bà thành công!

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục