Sáng 6/8, Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đến dự, có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Lê Xuân Tùng và Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW; nhà báo Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW và đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành cùng gần 900 nhà văn tham dự.

 

Nhìn lại chặng đường vừa qua của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội khẳng định: 5 năm qua là một chặng đường sáng tạo đáng ghi nhớ của mỗi nhà văn với những nét nổi bật: Các nhà văn hôm nay tiếp tục viết ở những trung tâm chuyển động lớn của đất nước, là vấn đề đạo đức xã hội và quan tâm hơn đến yêu cầu kết tinh văn học, dồn sức cho những tác phẩm tiêu biểu.

Trở về với lịch sử lâu dài của dân tộc, với 2 cuộc kháng chiến vĩ đại và đi vào công cuộc đổi mới, là 3 lĩnh vực được thể hiện tập trung nhất của văn học hiện nay. Xu hướng hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ ở cả tư tưởng, bút pháp, ngôn ngữ, rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm và người đọc.

5 năm qua, hội viên đã xuất bản 1875 tác phẩm, trong đó, 942 tác phẩm văn xuôi, 611 tác phẩm thơ, 239 tác phẩm lý luận phê bình và 83 tác phẩm văn học dịch. Viết về hôm nay hay lùi xa trong quá khứ, tất cả cũng đều gặp nhau trong mối quan tâm chung là thân phận con người dưới biết bao tác động của lịch sử và văn hóa.

5 năm qua, Hội đã đầu tư 15 tỷ đồng giúp các nhà văn đi thực tế, dự trại sáng tác, tổ chức hội thảo và công bố tác phẩm. Đã có 1 nhà văn được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 49 nhà văn được tặng Giải thưởng Nhà nước, 5 nhà văn được tặng Giải thưởng Đông Nam Á, 13 nhà văn được tặng Giải thưởng sông Mê Kông. Cơ cấu giải thưởng Hội Nhà văn được thay đổi để nâng cao chất lượng giải thưởng.

5 năm qua, lần đầu tiên Hội đã trao giải cho các nhà văn đang sống và làm việc tại nước ngoài, thu hút và làm giàu thêm các giá trị của dân tộc. Hội còn phối hợp với Bộ Công an tổ chức cuộc thi bút ký, tiểu thuyết và đã có 160 tác phẩm dự thi, xuất bản. 5 năm qua, Hội đã kết nạp được 169 hội viên.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao bức trướng “Đoàn kết - dân chủ - xây dựng - sáng tạo” của Ban Bí thư TW Đảng tặng Hội Nhà văn Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng thẳng thắn: Tuy nhiên, khả năng xông xáo vào những vấn đề trung tâm của cuộc sống còn chưa mạnh; chưa nhiều tác phẩm độc đáo đột xuất, làm chấn động dư luận; Ít tác phẩm bứt phá mạnh mẽ, có tính chất ghi dấu ấn của từng tác giả. Tầm tư tưởng chưa cao, sức khái quát nghệ thuật còn thấp. Lý luận phê bình văn học không bao quát được tình hình sáng tác. Tư tưởng phủ nhận quá khứ và các giá trị của dân tộc có những biến tướng tinh vi.

Trong nhiệm kỳ tới, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tập trung nâng cao chất lượng sáng tác và lý luận phê bình với việc tổ chức nhiều cách đi thực tế; tổ chức CLB văn học; cải tiến công tác giải thưởng và nâng cao giá trị giải thưởng; cải tiến hỗ trợ ban đầu và đầu tư chiều sâu; tạo điều kiện cho lý luận phê bình làm tốt chức năng. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng hội viên; củng cố, kiện toàn các cơ quan báo chí, xuất bản của Hội, cơ quan giúp việc BCH; mở rộng giao lưu văn hóa và quan hệ hợp tác với nước ngoài. 

Đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các thành viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII.

Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang đã trao bức trướng của Ban Bí thư TW Đảng tặng các thế hệ nhà văn Việt Nam bức trướng mang dòng chữ "Đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, đổi mới", đồng thời, khẳng định: 5 năm qua, Hội đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa, cổ vũ, động viên, tạo điều kiện cho các nhà văn sáng tác, thúc đẩy hoạt động phê bình, mở rộng giao lưu quốc tế. Nền văn học của chúng ta tiếp tục đổi mới và phát triển, các nhà văn tâm huyết tìm tòi, sáng tạo, cống hiến nhiều tác phẩm mới giàu tính nhân văn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng con người và văn hóa Việt Nam. Nhân tố quyết định làm nên những tác phẩm để đời vẫn là tài năng, tâm huyết và nỗi lòng đau đáu của các nhà văn với cuộc sống, với con người, với nhân dân và với vận mệnh thiêng liêng của Tổ quốc.

Buổi chiều, đại hội đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề đang được các nhà văn cả nước quan tâm, trong đó có sửa đổi Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân, thay mặt BCH đã thông báo một số sửa đổi trong Điều lệ Hội Nhà văn tiếp thu từ các ý kiến góp ý của nhiều nhà văn.

Chiều cùng ngày Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam khóa  VIII đã bế mạc, thành công tốt đẹp.

Đại hội đã công bố kết quả bầu BCH Hội Nhà văn khóa VIII

15 nhà văn, nhà thơ đã trúng cử: Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Quang Thiều, Lê Quang Trang, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Đào Thắng, Văn Công Hùng, Đình Kính, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Trần Đức Tiến, Nguyễn Hoa, Phan Trọng Thưởng, Vũ Hồng. Vũ Hồng là nhà văn đầu tiên ứng cử và trúng cử BCH Hội Nhà văn Việt Nam. Cũng lần đầu tiên sau 5 kỳ Đại hội, BCH Hội Nhà văn đã bầu được đủ số uỷ viên như dự kiến.

Ngay trong ngày 6/8, BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII đã họp phiên đầu tiên:

- Nhà thơ Hữu Thỉnh tái giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Các Phó Chủ tịch gồm nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà văn Lê Quang Trang, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

- Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam gồm: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn Lê Quang Trang, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Nhà văn Khuất Quang Thụy được bầu làm Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam.

 

                                                                     Theo CAND

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục