Bên lề đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM, các đại biểu đồng thời cũng là các văn nghệ sĩ, người làm công tác đào tạo nghệ thuật… đã bày tỏ tâm tư đối với hoạt động của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Các ý kiến đều hướng tới sự phát triển vững mạnh của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM và xứng đáng là mái nhà chung để các văn nghệ sĩ gửi gắm niềm tin.

  • Nghệ sĩ Phước Sang, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sân khấu:
    Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật là bà đỡ cho các nghệ sĩ

Vai trò của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật rất rõ ràng. Đây là nơi có tiếng nói cao nhất để bảo vệ quyền lợi chính đáng của văn nghệ sĩ, tôn vinh những giá trị tác phẩm theo chuẩn mực. Nhiệm vụ này rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều tác phẩm bị yếu tố thị trường làm lệch lạc các giá trị, gây nhiễu cho khán giả.

Ngoài ra, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật còn có vai trò tham mưu cho nhà nước những vấn đề của văn học nghệ thuật nói chung và nghệ sĩ nói riêng. Theo tôi, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật giống như một bà đỡ, đỡ đầu cho nghệ sĩ sáng tác, đỡ đầu cho tác phẩm ra đời.

Tuy nhiên, tôi cũng kiến nghị Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật cần có những thay đổi mạnh hơn, vì với cơ chế còn mang tính bao cấp như hiện nay đã có phần không theo kịp diễn biến của văn học nghệ thuật đang bị thị trường chi phối.

  • Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM:
    Rất cần một không gian cho nghệ sĩ gặp mặt

Phải nói thật là vừa qua hoạt động của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật còn có nhiều lỏng lẻo, nhiều hoạt động của hội chưa sâu sát với văn nghệ sĩ.

Chẳng hạn, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật được xem là nơi tập hợp các văn nghệ sĩ nhưng đến nay bản thân chưa có một cơ sở, không gian văn hóa nào để anh em văn nghệ sĩ tập hợp, giao lưu, trao đổi. Mặt bằng 81 Trần Quốc Thảo quá xập xệ, hàng quán lung tung nên chưa phù hợp là một không gian văn hóa cho nghệ sĩ.

Đánh giá hoạt động tương lai của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, tôi nghĩ quan trọng nhất là BCH phải năng động hơn, chủ động đề xuất các ý kiến mới…

  • NSƯT-TS Phan Thị Bích Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TPHCM:
    Cần làm những việc cụ thể hơn

Việc đi sâu vào nâng cao chất lượng chuyên môn nghệ thuật là công việc của các hội chuyên ngành, nhưng cũng vì thế mà dẫn đến sự yếu kém trong việc tổ chức phối hợp giữa các hội.

Do đó, công việc của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật là bù đắp điểm yếu này, nói một cách nào đó là để cả một guồng máy các hội văn học nghệ thuật hoạt động rất cần một người lèo lái chung. Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật đang đảm đương công việc này.

Tuy nhiên, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật cũng cần phải có những hoạt động cụ thể, ví dụ như tăng cường phát triển sự giao lưu giữa văn nghệ sĩ TP với các địa phương khác, thậm chí là quốc gia khác.

Có như vậy, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật mới thực sự tạo được sự tín nhiệm, tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với các hội chuyên ngành.

  • NSƯT Trần Vương Thạch, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM:
    Cần điều phối giữa các hội chuyên ngành

Tôi nghĩ, một trong những vai trò quan trọng nhất của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật trong tình hình mới là việc điều phối giữa các hội chuyên ngành.

Trước đây, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật ít quan tâm đến nhiệm vụ này. Ví dụ như vấn đề kinh phí sáng tác. Để xây dựng được những vở ca vũ kịch lớn cần phối hợp giữa Hội Âm nhạc và Hội Nghệ sĩ múa, cân đối tài trợ, làm người kết nối giữa hai hội là công việc mà Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật có thể làm rất tốt.

Cũng như thế, trong vấn đề sáng tác, trong khi các hội thường tập trung vào vấn đề của mình thì Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật có thể có cái nhìn bao quát, có thể điều phối các tác phẩm, tránh sự mất cân bằng, lạm dụng trong sáng tác…  

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục