Nhà văn Phạm Tường Vân, người từng được mời xây dựng kịch bản cho "Khát vọng Thăng Long" (KVTL) đang chuẩn bị hồ sơ kiện nhà đầu tư xung quanh dự án phim nhựa duy nhất về vua Lý Công Uẩn.

 

- Được biết chị cùng Phan Đăng Di là những biên kịch được mời tham gia viết kịch bản cho phim KVTL. Tuy nhiên khi phim ra mắt báo giới tại TP.HCM, tác giả kịch bản lại là Charlie Nguyễn. Vậy thực hư chuyện này thế nào?

Tôi tiếp cận với dự án phim này từ tháng 9/2009. Trong cuộc họp với đạo diễn Lưu Trọng Ninh và ê kíp làm phim KVTL ngày 18/9/2009, tôi đưa ra nhiều ý tưởng, trong đó có ý tưởng xây dựng một nhân vật nữ (hoàn toàn hư cấu) là hồng nhan tri kỷ của Lý Công Uẩn. Bà Tâm - đại diện phía nhà sản xuất Kỷ Nguyên Sáng (KNS) có yêu cầu tôi ở lại để bàn bạc ký kết hợp đồng nhưng chưa thống nhất được. Sau đó tôi được biết họ chuyển công việc viết kịch bản sang nhà biên kịch Phan Đăng Di.

Hơn 4 tháng sau, ngày 1/2/2010, tôi lại nhận được lời mời trở lại với dự án. Lúc đầu họ muốn tôi sửa chữa, tổng hợp 2 kịch bản của Lưu Trọng Ninh và Phan Đăng Di ra một kịch bản mới. Nhưng khi đã đọc kỹ các bản nhận xét của nhóm cố vấn với hai kịch bản trước, thấy việc pha trộn tốn nhiều thời gian lại khó đạt hiệu quả, tôi quyết định đưa ra một cốt truyện và tuyến nhân vật hoàn toàn mới.

Sau khi ý tưởng và cốt truyện của tôi được thông qua, hợp đồng được ký kết vào ngày 11/2/2010 (27 Tết). Theo bản hợp đồng này, tôi phải sáng tác một kịch bản mới, không sao chép từ ai khác, nhưng phải cam kết không đứng tên tác giả kịch bản mà chỉ đứng tên trong Hội đồng cố vấn. Kịch bản cần hoàn tất trong vòng 4 tuần (trước 17/3) để kịp bấm máy vào 26/3/2010 như dự kiến.

Khi tên Phan Đăng Di được KNS công bố trên báo chí trong vai trò đồng tác giả kịch bản với Lưu Trọng Ninh (tháng 2-3/2010) thì trên thực tế anh ấy đã rút lui khỏi dự án từ trước đó và KNS đang làm việc trên cơ sở kịch bản do tôi viết. Tôi chưa có khái niệm về vai trò của Charlie Nguyễn.

Phản ứng của chị thế nào khi kịch bản do mình viết lại đứng tên người khác? Tại sao chị lại chấp nhận điều đó?

Lúc đó, tôi nghĩ KNS là một nhà đầu tư mạo hiểm và đang gặp khó khăn, nên mình cần ủng hộ. Việc kịch bản người này viết lại đứng tên người khác có thể là một cách họ buộc phải làm để đạt một mục đích nào đó. Tôi chấp nhận không đứng tên vì tôi tìm thấy niềm vui khi góp sức vào một dự án điện ảnh lớn, nhiều ý nghĩa. Tôi xa Hà Nội lâu quá, và đây là cách để tôi trả nghĩa cho mảnh đất tôi yêu và tri ân tiền nhân đã để lại cho tôi nhiều di sản tinh thần quý giá.

Kịch bản chị được xây dựng như thế nào?

Kịch bản tôi viết theo mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất: một bộ phim lịch sử hoành tráng, hấp dẫn nhưng ẩn chứa những thông điệp đa nghĩa: đề cao lợi ích dân tộc, đề cao tính nhân văn và giá trị văn hoá.

Lý Công Uẩn được xây dựng là một vị vua trí tuệ, nhân ái và có tầm nhìn chiến lược. Có 3 tuyến truyện chạy song song, xung đột chính của phim là xung đột nội tâm giữa Lý Công Uẩn và các hệ giá trị, các tuyến phụ là một thiên tình sử kỳ ảo mà oan trái, cùng chuỗi mưu mô của các thế lực trong triều theo dòng chính biến, để làm nổi bật tầm vóc của một nhân vật lịch sử, đặc biệt là giá trị nhân - địa - trí của Thăng Long - Hà Nội.

Về cấu trúc kịch bản: Trí tuệ và tài năng của Lý Công Uẩn là yếu tố khiến ông thích hợp để trở thành minh quân nhưng đạo lý là trở ngại chính khiến ông không thể tiếm ngôi vua của nhà Lê dù Lê Ngoạ Triều ngày càng đi ngược với lý tưởng nhân nghĩa mà ông theo đuổi. Đây là cao trào xung đột chính của truyện phim. Các xung đột này được bộc lộ qua sự đối đầu giữa: tư tưởng trung quân và ước muốn thực hành nhân đức, giữa tình yêu và vận mệnh sơn hà xã tắc.

Tư tưởng trung quân luôn thắng thế với Lý Công Uẩn và đẩy xung đột từng bước leo thang lên đến đỉnh điểm khi người tri âm của ông bị đọa đày và dân tình thống khổ. Đây là tình cảnh tác động sâu sắc, làm chuyển biến nhận thức của Lý Công Uẩn, là điểm mấu chốt khiến ông nhận thức được tính tương đối của các giá trị đạo lý và dũng cảm vượt qua để quyết định một hành động đầy ý nghĩa.

Xuất phát từ cùng một nhân vật và sự kiện lịch sử, kịch bản của chị liệu có gì mới so với sử sách và những kịch bản khác cùng đề tài?

Bên cạnh Lý Công Uẩn và các nhân vật có thật trong sử sách (như Sư Vạn Hạnh, Long Việt, Long Đĩnh, Ngân Tích, Long Kính, Long Cân, Nguyễn Đê, Đào Cam Mộc…) tôi xây dựng thêm 3 nhân vật hư cấu: Thiên Nhai - một cô gái của thành Đại La, là con quan ngự y, người bạn thuở thiếu thời, hồng nhan tri kỷ có trí tuệ trác tuyệt của Lý Công Uẩn, người đã chọn cái chết để thức tỉnh Lý Công Uẩn đi đến quyết định quan trọng vì vận nước.

Nhân vật phản diện có Vĩnh Lạc - một gian thần, và một cung phi giấu mặt, đứng đằng sau các vụ ám sát các vương tử (trong đó có Long Việt và Long Đĩnh) cũng là căn nguyên của các cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các vương tử sau này. Nhân vật Long Đĩnh (vua Lê Ngoạ Triều), tôi không xây dựng quá tiêu cực như sử sách mà để ông ta có một tính cách dữ dội, thông minh, bản lĩnh, hài hước nhưng đầy bất trắc do chứng hoang tưởng ngày một trầm trọng.

Tôi cũng không để Long Đĩnh giết Long Việt như giả thuyết lịch sử mà để ông ta mắc mưu gian thần Vĩnh Lạc mà ngẫu nhiên mang tiếng giết anh ruột tiếm ngôi. Ngoài ra, kịch bản có nhiều trường đoạn bay bổng, những đối đoạn mang không khí cổ xưa nhưng hàm chứa những thông điệp thời đại. Những điều ấy đã không đến được với công chúng.

Vì sao nó lại không được chấp nhận?

Lúc đầu, tôi giao dịch với bà Tâm, và một nhóm cố vấn phía sau mà tôi không biết mặt, những nhận xét của họ với hai kịch bản trước đó tương đối nghiêm túc và xác đáng. Giai đoạn đầu của hợp tác diễn ra khá ổn thoả, đề cương chi tiết được hoàn tất đúng thời hạn (mùng 1 Tết), chính nhóm cố vấn của KNS đã gọi điện, gửi email tỏ ý rất hài lòng với đề cương tôi gửi, ngoại trừ vài chi tiết cần chỉnh sửa. Kịch bản được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hàn để gửi đi Hàn Quốc, tóm tắt bằng tiếng Việt để gửi ra Hà Nội và sử dụng để thử vai diễn.

Trong hơn 80 email giao dịch công việc giữa hai bên, cho đến nay, chưa có một văn bản nào phía KNS gửi cho tôi có nội dung tuyên bố từ chối sử dụng kịch bản của tôi cả.

Đến cuộc họp báo gần đây mọi người mới biết dự án phim KVTL có sự tham gia của nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên của hãng phim Chánh Phương. Trước đó, có thông tin một nhà biên kịch nổi tiếng người Mỹ gốc Việt cũng được mời tham gia vào kịch bản?

Đầu tháng 3/2010, hợp đồng đang được hai bên thực hiện (tôi đang hoàn thiện nốt phần thoại và sắp xếp lại thứ tự các phân cảnh) thì họ mời một biên kịch người Mỹ gốc Việt gặp tôi với vai trò “bác sĩ kịch bản” và mấy người từ Chánh Phương film. Tôi đã mất nhiều thì giờ dịch kịch bản sang tiếng Anh, họp, viết email giải thích cho họ về thông điệp phim mà tôi muốn chuyển tải, các khía cạnh lịch sử, địa lý và tâm linh… nhưng không một ý kiến nào được cân nhắc và hồi đáp!
 
Sau buổi họp với nhóm này, các cảnh phim được sắp xếp lại, gia tăng cảnh đánh đấm  chuyển hướng sang hành động giải trí. KNS không theo đuổi mục tiêu ban đầu và nhóm cố vấn cũng không thấy xuất hiện trong dự án nữa. Tôi đã nhiều lần gửi mail để hỏi rõ mục tiêu với nhà đầu tư, nhà sản xuất và cảnh báo nếu triển khai theo cách này, nhân vật chính không còn là vị vua Lý Thái Tổ của Thăng Long nữa, chưa kể đôi chỗ sai sót về lịch sử. Nhưng họ tuyệt nhiên không trả lời, đồng thời cũng không nhắc gì đến việc giải quyết hợp đồng mà hai bên đã giao kết. 

Mô tả ảnh.
"Khát vọng Thăng Long" là một trong những bộ phim bị dư luận xăm xoi nhiều nhất trong thời gian qua.

Sao đến bây giờ chị mới lên tiếng?

Tôi đến với dự án này không phải vì danh lẫn lợi, vì thế, khi hợp tác bị phá vỡ, tôi cảm thấy quá tổn thương nên đành quên chuyện không vui này để tập trung cho một dự án mới. 5 tháng sau, đêm 5-6/8/2010, tôi hoàn toàn ngỡ ngàng khi nhận được một cuộc điện thoại mang tính chất gây hấn và một tin nhắn vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng đến cá nhân tôi từ phía KNS.

Tôi thấy mình không thể im lặng thêm nữa, nên quyết định uỷ quyền cho luật sư thay mặt tôi giải quyết những vấn đề pháp lý. Ngày 17/8 vừa qua, Luật sư Nguyễn Thành Long - Văn phòng luật sư PHẠM & LIÊN DANH đã thay mặt tôi gửi thư đến KNS yêu cầu giải quyết các quyền lợi của tôi để đi đến thanh lý hợp đồng. Nhưng cho đến nay, KNS vẫn hoàn toàn im lặng.

Được biết mới đây chị đã tìm đến văn phòng luật sư để chuẩn bị hồ sơ khởi kiện nhà đầu tư phim KVTL. Xin chị cho biết sự việc lúc này đi đến đâu?

Sự thiếu hợp tác của KNS đang đẩy mọi việc đi xa hơn mức đáng có. Tôi hy vọng kịch bản được trình chiếu không mảy may đụng đến những gì tôi đã viết, để vụ việc nếu có đưa ra tòa, chỉ dừng lại ở khiến kiện về hợp đồng, chứ không liên quan đến bản quyền tác giả kịch bản.

Sau những gì đã nếm trải, tôi có quyền lo ngại: nếu để công chúng (với nhiều kỳ vọng và mong đợi) phải thưởng thức một món ăn được chế biến vội vã, với nhiều lỗ hổng lịch sử - văn hóa, thì theo tôi, đó là một tổn thất về tinh thần khó bù đắp. Nó cũng sẽ xói mòn lòng tin của những ai đang đóng góp cho điện ảnh, một lĩnh vực đang rất cần tài, trí và cả sự can đảm dấn thân!

VietNamNet đã liên lạc với Bà Lê Minh Tâm - Chủ tịch HĐQT Kỷ Nguyên Sáng kiêm nhà điều hành sản xuất của dự án phim "Khát vọng Thăng Long" xung quanh những thông tin nhà văn Tường Vân nêu.

Bà Tâm cho biết: "Chúng tôi có ký hợp đồng với chị Tường Vân và đã ngưng hợp đồng với chị Vân từ rất lâu rồi. Thời điểm thanh lý hợp đồng với chị Vân chúng tôi rất bận rộn nên hai bên chỉ liên lạc với nhau bằng email. Trong hợp đồng có đề rất rõ là nếu hai bên không đồng ý với đề cương kịch bản thì ngưng lại. Tôi cũng đã thông báo chi chị Vân rằng kịch bản không được và tôi đã làm việc với người khác. 

Khi chị Vân viết đề cương kịch bản phim chúng tôi đã trả tiền cho công việc ấy và hoàn toàn có quyền sử dụng đề cương đó. Còn chuyện đứng tên hay không đứng tên hoàn toàn do hai bên thoả thuận với nhau không ai bắt buộc hết. Trong hợp đồng cũng có những ràng buộc như tất cả những thông tin khi viết kịch bản phải được giữ bí mật và nếu như lộ ra ngoài thì phải chịu trách nhiệm. Đến ngày hôm nay (12/9), không có một luật sư nào gửi thư hay liên lạc với tôi. Tôi cũng không có trách nhiệm trả lời thư của luật sư.

 

                                                                           Theo VietNamnet

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục