Trên tờ "Tiếng nói Việt Nam" mới đây có đăng bài "Nhìn từ một liên hoan" của Nguyễn Đình San nhận xét về Liên hoan sân khấu (LHSK) hình tượng người chiến sĩ CAND lần 2, do Bộ Công an và Bộ VH, TT&DL tổ chức từ 21 đến 30/9/2010. Bài viết này đưa ra một số nhận định không chính xác với sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật sân khấu và tinh thần không xây dựng.

 

Thông thường, đưa ra ý kiến về một LHSK chuyên nghiệp với một Hội đồng Giám khảo là những nhà phê bình, nghệ sĩ tên tuổi, phải là người hiểu biết về sân khấu, hoặc ít nhất cũng có đôi chút chuyên môn, với sự thận trọng cần thiết. Tuy nhiên, khi trao đổi với nhiều nhà sân khấu trong nước, họ đều không biết rõ là Nguyễn Đình San nào.

Để tìm hiểu thêm về người viết này, chúng tôi đã vào trang mạng tìm kiếm nổi tiếng Google để tra 2 từ khóa "nhà phê bình sân khấu Nguyễn Đình San" và "nhà sân khấu Nguyễn Đình San", nhưng tịnh không thấy một thông tin nào về ông.

Cảnh trong vở “Người thi hành án tử hình” của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đoạt huy chương Vàng tại Liên hoan.

Tuy vậy, để có sự công bằng, khách quan, chúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi về những nhận định trong bài "Nhìn từ một liên hoan" với GS.TS.NSND Đình Quang, cây đại thụ về phê bình lý luận sân khấu, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo LHSK hình tượng người chiến sĩ CAND lần 2 và NSND Thế Anh, ngôi sao trong làng sân khấu - điện ảnh Việt Nam, thành viên Hội đồng Giám khảo Liên hoan, để lắng nghe ý kiến của họ.

GS.TS.NSND Đình Quang: Chả lẽ các nhà sân khấu gạo cội lại kém một ông nào đó không làm sân khấu?

GS. TS. NSND Đình Quang.

Trước hết, phải khẳng định ngay, việc cho rằng "số đơn vị tham dự thiếu vắng nhiều đơn vị mạnh" như bài "Nhìn từ một liên hoan" đã là không đúng. Bởi lẽ, LHSK hình tượng người chiến sĩ CAND lần 2 đã qui tụ 17 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trên cả nước, trong đó, có các nhà hát hàng đầu Việt Nam như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát 5B Võ Văn Tần vv… Vậy, người viết quan niệm thế nào là "đơn vị mạnh" đây?

Ý kiến "tại liên hoan lần này, thấy rõ sự lặp lại một mô-tip quen thuộc đã trở nên nhàm chán" càng không đúng. Bởi trong bài tổng kết Liên hoan, tôi đã chỉ ra: Dù chưa phải hoàn toàn đầy đủ, nhưng những vở diễn trong Liên hoan lần này phong phú hơn lần trước và đã cho chúng ta nhận biết được một phần diện mạo khá phong phú của người chiến sĩ Công an mà lâu nay ta có thể không hay biết: vở "Giọt nắng mùa xuân" phản ánh nhiệm vụ của người chiến sĩ Công an điều tra, hình sự, vì nhịp sống đi về thất thường, mà lý do lại không thể giải thích được, nên cũng dễ gây ra đỗ vỡ; "Nửa đời về sáng" lại đi vào cuộc sống ở những chiến sĩ Công an ở các trại giam xa xôi hẻo lánh; nếu không giữ được phẩm giá thì quyền lực và lao lý cũng chỉ cách nhau gang tấc là thông điệp của "Vòng xoáy" vv…

Trong cơ chế thị trường, bọn xã hội đen ngày càng có những thủ đoạn xảo quyệt, chúng không chỉ mua chuộc, mơn trớn mà đã tìm cách khống chế những người hữu trách, bằng cách giăng bẫy thân nhân của họ vào vòng tội lỗi, đẩy họ vào một cuộc đối đầu sinh tử quyết liệt như trong vở "Hoa thép".

Trong vở "Người thi hành án tử", người chiến sĩ Công an bị đặt vào một hoàn cảnh đặc biệt: phải chĩa thẳng vào thái dương tử tù để thực hiện hai phát súng nhân đạo cuối cùng lại là một hoàn cảnh khác. Cuộc đấu tranh bản thân ở đây vừa có tính chất chính trị, tâm sinh lý và cả tín ngưỡng nữa. Nếu kẻ tử tù lại là một ân nhân cũ của mình thì quả là một cuộc đấu tranh nội tâm khốc liệt vv…

Cũng thật ngạc nhiên khi người viết Nguyễn Đình San cho rằng, "Hoa thép" không phải là kịch. Điều này chứng tỏ người viết "Nhìn từ một liên hoan" chỉ biết có một cấu trúc kịch, mà lại bày cách… viết kịch. Bởi "Hoa thép" là một kiểu trong nhiều loại cấu trúc kịch: là tự sự với nhiều xung đột, nhưng có sự thống nhất là tập trung vào một nhân vật chiến sĩ Công an, để nói lên khó khăn của họ trong công việc lẫn trong gia đình.

Liên hoan này có đặc điểm khác biệt mà người viết "Nhìn từ một liên hoan" đã không hiểu. Đó là khác tất cả các hội diễn khác, Liên hoan yêu cầu chỉ một loại đề tài về hình tượng người chiến sĩ Công an. Các hội diễn dễ hơn vì không bị gò bó đề tài, còn ở đây, 19 vở chỉ có một đề tài, là rất khó, đủ thấy sự cố gắng, nhiệt tình của anh em nghệ sĩ với Liên hoan đến đâu.

Càng ngạc nhiên hơn khi bài "Nhìn từ một liên hoan" nói rằng có "một sự dễ dãi khác là nhiều vở trong Liên hoan đã rời xa yêu cầu nghiêm ngặt của thể loại, không thể gọi là kịch mà chỉ là mô phỏng, sân khấu hóa những câu chuyện có thật ngoài đời". Chả lẽ Hội đồng Giám khảo gồm 7 người làm sân khấu chuyên nghiệp, lại không hiểu sân khấu hay sao? 

Việc tổ chức Liên hoan sân khấu của lực lượng Công an nhân Đại lễ ngàn năm Thăng Long- Hà Nội là một việc rất đáng hoan nghênh. Các hội diễn là của Nhà nước, 5 năm mới có một lần, nhưng tổ chức LHSK về hình tượng người chiến sĩ Công an, giúp các nghệ sĩ lại được tham gia một Liên hoan khi chưa đến thời hạn 5 năm. Các nghệ sĩ miền Bắc, Trung, Nam đều hành quân ra Hà Nội dự Liên hoan chuyên ngành, gồm nhiều loại hình: kịch nói, dân ca, cải lương vv…. với sự nghiêm túc về nghề, khiến nhiều thành viên của Hội đồng Giám khảo đã phải ngạc nhiên. Đây là điều đáng mừng trong bối cảnh sân khấu còn khó khăn hiện nay. Giải thưởng được trao cũng hết sức vô tư. Khó ai có thể nghĩ một vở dân ca Nghệ Tĩnh lại giành được giải Vàng, nhưng vở diễn rất sâu và độc đáo nên đã xứng đáng được Hội đồng Giám khảo lựa chọn.

Bài "Nhìn từ một liên hoan" khiến tôi cũng ngạc nhiên, không hiểu người viết bài nói trên đòi hỏi sự "khó tính và chân chính" là nghĩa thế nào?

NSND Thế Anh: Không hiểu biết về sân khấu, lại đi phê bình sân khấu

NSND Thế Anh.

Tôi thẳng thắn nói ngay, "Nhìn từ một liên hoan" của tác giả Nguyễn Đình San là thiếu xây dựng. Đau khổ nhất là khi một người có chuyên môn lại phải nói với một người không có chuyên môn về nghệ thuật sân khấu, vì sẽ không thể tranh luận được.

Nếu các Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát sân khấu 5B Võ Văn Tần, Đoàn kịch CAND vv… mà không phải là đơn vị mạnh, thì Nhà hát nào mới là mạnh?

Hình tượng người chiến sĩ Công an trong các vở diễn tại LHSK phải chịu nhiều hy sinh, gian khổ, đều là sự phản ánh thực tế cuộc sống. Mà đã là cuộc sống thì không có mô-tip nào cả. Một vở kịch tồn tại được, phải căn cứ vào số phận nhân vật, chứ không phải là cứ kịch mâu thuẫn mới là kịch.

Việc so sánh vở "Nguồn sáng trong đời" càng cho thấy hiểu biết của tác giả không đầy đủ. Bởi thể loại của vở này hoàn toàn khác với các vở trong LHSK về hình tượng người chiến sĩ Công an. Hơn nữa, mô-tip của 20 năm trước đến giờ đã là cổ điển, lẽ nào, lại bắt các nghệ sĩ phải quay lại quá khứ?

Khi anh không theo kịp nghệ thuật phát triển đã ở đỉnh cao, sẽ dẫn đến không hiểu và đưa những nhận xét phi nghệ thuật về nghệ thuật. Một người không có trình độ hiểu biết về sân khấu lại đi phê bình sân khấu, có khác gì thầy bói mù xem voi?

Đọc xong bài "Nhìn từ một liên hoan", tôi chợt nhớ đến câu chuyện: Một doanh nhân giàu có đến triển lãm tranh siêu thực. Nói là thưởng lãm, nhưng anh ta không biết gì về hội họa, song cũng muốn tỏ ra "ta đây", nên định mua một bức cho thiên hạ biết tay. Các bức tranh đều rất đắt, nên anh ta ngắm đi ngắm lại rồi quyết định mua một bức bé nhất cho rẻ. Anh ta gọi người phục vụ: "Ê, tôi muốn mua bức này!" rồi chỉ tay vào một ô vuông nền trắng và một chấm đỏ ở giữa. Người phục vụ nhìn anh ta mỉm cười và quay đi. Anh ta cáu lắm, vì nghĩ là người phục vụ không biết anh ta "trên tiền", nên hét to: "Ê, tôi mua ngay bức này!" Người phục vụ bước lại, khẽ khàng: "Thưa ngài, đây không phải là tranh, mà chỉ là cái công tắc điện ạ!"


                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục