Quần thể hang động Cao Phong chứa đựng nhiều thạch nhũ kỳ thú.

Quần thể hang động Cao Phong chứa đựng nhiều thạch nhũ kỳ thú.

(HBĐT) - Cao Phong được nhiều người biết đến là vùng đất có hai loại cây đặc sản là mía tím và cam. Bên cạnh đó, với thế mạnh là nằm ven vùng hồ Hoà Bình và các bản làng dân tộc, Cao Phong đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng về các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái.

 

Mới đây, huyện Cao Phong tiếp tục phát hiện một quần thể hang động tự nhiên hoang sơ. Phát hiện này mở ra cho huyện Cao Phong một hướng đi mới trong phát triển dịch vụ du lịch. Quần thể hang động này nằm trên dẫy núi đá vôi thuộc địa phận thị trấn Cao Phong, cách Quốc lộ 6 khoảng 1 km. Dẫy núi đá vôi này được người dân địa phương gọi là núi Đầu Rồng. Nhìn từ xa, ngọn núi trông như một chiếc đầu Rồng quay về hướng Đông. Ở dưới chân núi có 2 miệng nước khá lớn tạo thành 2 giếng nước tự nhiên chảy ra từ lòng núi quanh năm trong vắt, không bao giờ cạn. Từ lâu, người dân thường xuyên sử dụng nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

 

Việc phát hiện quần thể hang này cũng rất tình cờ. Trong những lần đi săn, người dân địa phương đã lần lượt khám phá ra một hệ thống hang động nằm khuất trong những rặng cây rừng. Hệ thống hang động này bao gồm 10 hang lớn nhỏ chia đều ra các khu vực xung quanh núi. Trong đó, có một số hang cạn nằm ở lưng chừng núi và một số hang nước nằm ở chân núi. Dựa trên đặc điểm tự nhiên của từng hang mà người dân địa phương đặt cho nó những cái tên gọi khá kỳ thú như Thạch Động Hoa Sơn, Phong Sơn Động, Động Thuỷ Phong, Lưu Thuỷ Phong…

 

Chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá quần thể hang động núi Đầu Rồng của huyện Cao Phong bắt đầu từ Thạch Động Hoa Sơn. Hang này có vị trí khá thuận tiện, nằm ở lưng chừng núi và quay mặt ra hướng Quốc lộ 6. Miệng hang rộng, thẳng đứng, sâu khoảng 30m, chiều dài từ 600-700m chia làm 3 khoang lớn gồm 2 tầng và nhiều ngách nhỏ. Hang được gọi là Thạch Động Hoa Sơn vì trong đó có khá nhiều ngách hang nhỏ chứa đựng hàng vạn nhũ đá được thiên nhiên tạo nên từ ngàn năm. Nhũ đá từ dưới mọc lên, từ trên phủ xuống, lớp lớp chồng lên nhau tạo nên nhiều hình thù kỳ bí.

 

Ngắm nhìn những nhũ đá này, chỉ cần mở rộng trí tưởng tượng một chút, chúng ta có thể hình dung ra được muôn vạn vật hết sức kỳ thú xung quanh chúng ta. Có hình trông như muôn thú nô đùa, rình mồi. Có hình giống như nàng tiên đang bay về trời. Có hình giống như một rỏ trứng khủng long. Có hình lại như một dãy san hô dưới lòng biển. Đặc biệt, trong số những thạch nhũ phủ từ trần hang xuống, khi gõ vào phát ra âm thanh như tiếng cồng, chiêng của các bản mường.

 

Rời những hang cạn, chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá những hang nước nằm trong quần thể hang động núi đầu rồng. Nằm ở phía đông bắc dưới chân núi Đầu rồng là một chiếc hang được gọi là Lưu Thuỷ Phong. Hang này được tạo thành bởi dòng suối chạy xuyên qua lòng núi quanh năm nước chảy, hang có chiều dài trên 600m. Để đi được vào bên trong làng hang, phải dùng thuyền nhỏ lách quả các ngách nhỏ ở cửa hang, nước ở đây có chỗ sâu tới 14m, vào sâu bên trong vòm hang rộng, vừa bơi thuyền thong thả, chúng tôi có thể thoải mái để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bên trong….

 

Cũng giống như những hang cạn, ở hang nước này có khá nhiều thạch nhũ với muôn hình sắc thái theo trí tưởng tượng chủa chúng ta. Nhưng khác với hang cạn, những thạch nhũ này nằm trong mặt nước và kéo phủ lên trần hang. Phía trên trần hang cũng có nhiều thạch nhũ phủ xuống. Do chưa có bàn tay tác động của con người nên trong hang có khá nhiều dơi. Hàng vạn con dơi đã chọn trần hang làm nơi cư ngụ và sinh sống, phân của chúng phủ hàng gang tay trên mặt đá. Nếu được khai thác hợp lý, đây sẽ là nguồn nguyên liệu quý cho việc chế biến phân vi sinh hoặc để phục vụ nghiên cứu khoa học.

 

Mỗi hang đều chứa đựng những sắc thái riêng của tự nhiên, nhưng tất cả tạo nên một quần thể độc đáo hiếm có. Quần thể hang động Cao Phong là một trong những kiệt tác do thiên nhiên ban tặng, lại rất thuận tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư nên lối vào hang còn khá hoang sơ. Nếu được đầu tư hợp lý, quần thể hang động sẽ là một điểm du lịch sinh thái độc đáo, phục vụ cho nhu cầu tham quan nghỉ mát trong tương lai. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Huyện uỷ Cao Phong cho biết: Ngày sau khi phát hiện quần thể hang động tại núi Đầu Rồng, Huyện uỷ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện phối hợp với thị trấn Cao Phong xây dựng phương án bảo vệ, đồng thời chỉ đạo UBND huyện phối hợp với ngành Văn hoá và các cơ quan chức năng tỉnh khảo sát kỹ lưỡng, đánh giá đúng tiềm năng để lập phương án bảo tồn, gìn giữ và đầu tư khai thác, sơm đưa quần thể hang động này vào phục vụ hoạt động dịch vụ du lịch, phục vụ nhu cầu của khách thăm quan.

 

 

                                                                      Ngọc Vinh

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục