Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - ông Thanh vốn là người gốc ở Hà Nội, được tăng cường lên công tác ở Hòa Bình từ những năm 70 của thế kỷ trước. Xuất thân trong một gia đình tầng lớp trí thức ở chốn Hà thành nhưng ông đã sẵn sàng vượt qua sự ngăn cản của gia đình để yêu, cưới một cô gái Mường tốt bụng, nhanh nhẹn, tháo vát nhưng không biết chữ. Cô không biết chữ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Là chị cả nên chưa học hết lớp 5, cô đã phải bỏ học ở nhà giúp bố mẹ làm việc để nuôi các em ăn học.

 

Vốn là nhà giáo, khi cưới vợ về, chưa vội tính đến chuyện sinh con, ông đã tạo điều kiện cho vợ đi học để có kiến thức. Không nề hà sự vất vả, nhọc nhằn, ngay khi đồng lương của giáo viên mới chỉ ở mức ba cọc, ba đồng. Hàng ngày, chồng đi dạy học, vợ đi học bổ túc, thời gian rảnh rỗi cùng tập trung làm mọi việc như: chẻ nứa, đan cót, làm kem... để thêm thắp chút ít dành cho sinh hoạt. Những tháng ngày gian khổ ấy cũng qua đi khi bà Thơm, vợ ông cầm chắc trong tay tấm bằng tốt nghiệp cấp III và cũng sinh cho ông hai đứa con xinh  xắn, 1 trai, 1 gái. Để giúp vợ đỡ buồn, ông đã động viên vợ tham gia các hoạt động ở khu dân cư. Dần dần, bà Thơm được chị em tín nhiệm bầu  làm  chi hội trưởng chi hội phụ nữ. Say mê với công việc mới, bà được chồng tạo điều kiện tham gia lớp trung cấp phụ vận để nâng cao  hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Khi tốt nghiệp khóa học ấy cũng là lúc bà được bầu làm Chủ tịch HPN phường. Có sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của chồng bà đã vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao và giữ vị trí Chủ tịch hội trong nhiều năm liền. Các con của ông bà được dạy dỗ chu đáo từ nhỏ đến cũng đã sớm phát huy tính tự lực. Tốt nghiệp đại học, cả hai con của ông bà đều công tác, xây dựng gia đình ở Hà Nội. Nhà chỉ còn lại hai vợ chồng già, thương vợ vất vả vì còn bận bịu với công việc xã hội nên hàng ngày, tan trường về, ông cũng phụ giúp những việc vặt mà người ta vẫn cho rằng đó là việc của phụ nữ mà không hề phàn nàn. ông còn thấy vui vì đã tạo dựng được niềm hạnh phúc trọn vẹn.

 

Bà con lối phố nơi chúng tôi cư trú vẫn luôn tấm tắc khen vợ chồng anh Thường, chị Bính hợp duyên, hợp số nên hễ làm gì là được nấy. Cả hai anh chị đều vốn không là người địa phương, đều đã trải qua “một lần đò”. Anh đến từ một xã nghèo của huyện Thanh Sơn - Phú Thọ, còn chị sinh ra ở Mỹ Đức - Hà Nội. Anh chị quen nhau qua nghề đi bán hàng rong. Thông cảm với cảnh ngộ, anh chị đã quyết định xây dựng tổ ấm tại TPHB. Không có nhà ở, anh chị thuê tạm một căn phòng nho nhỏ rồi chuyển sang nghề buôn gà, lợn. Hàng ngày, hai vợ chồng cùng trên chiếc xe máy cà tàng đi gom hàng ở chợ huyện rồi giao lại cho đầu mối ở thành phố. Vất vả, nhọc nhằn nhưng lúc nào anh chị cũng vui vẻ và tin tưởng rằng tương lai sẽ tốt đẹp. Những chuyến hàng đầy ắp niềm tin ấy đã nhanh chóng giúp anh chị vượt qua khó khăn ban đầu để xây dựng cuộc sống mới. Có vốn liếng, anh chị quay sang mua nhà, tậu xe, kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Tuổi cũng đã xế chiều, anh chị dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc nhau, chăm lo cho những đứa con học hành chu đáo...

 

Câu chuyện của gia đình ông Thanh, chị Bính chỉ là số ít trong những gia đình hòa thuận vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đúng như lời các cụ xưa đúc rút “thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”.

      

                                                                                     

                                                                                          Bùi Thúy

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục