Lễ hội Thánh Gióng tái hiện chiến công của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Lễ hội Thánh Gióng tái hiện chiến công của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được UNESCO tôn vinh và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Cùng với 82 bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010. 

  • Hội Gióng - “bảo tàng văn hóa” hiếm có

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc nổi lên như một lễ hội đặc biệt trong số hơn 7.000 lễ hội dân gian ở nước ta. Hội Gióng diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 4 (Âm lịch) được ví như “một bảo tàng văn hóa, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa - tín ngưỡng”.

Lễ hội ẩn tàng cả hệ tư tưởng đạo lý và triết học, nhằm thể hiện sự hòa hợp trong gia đình, trong quốc gia, đồng thời hướng tới mong ước thiên hạ thái bình. Là một vị thánh trong Tứ bất tử của người Việt châu thổ Bắc bộ, Thánh Gióng được phụng thờ ở các làng thuộc các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thường Tín và quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội.

Lễ hội Thánh Gióng ở xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) là lễ hội ở nơi sinh, lễ hội đền Sóc ở huyện Sóc Sơn là lễ hội ở nơi một nhân vật huyền thoại đã được lịch sử hóa, thành một nhân vật tín ngưỡng, một anh hùng dân tộc. Giá trị độc đáo của lễ hội Thánh Gióng là người dân tái hiện chiến công của người anh hùng bằng một hội trận, nhưng là một hội trận biểu trưng.

 
Sau thời gian đào sâu nghiên cứu lễ Hội Gióng, PGS-TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa, khẳng định lễ hội này là di sản chứa đựng những sáng tạo văn hóa của nhiều thế hệ người Việt. Nếu lễ hội là một “bảo tàng văn hóa” chứa đựng nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng thì trường hợp lễ hội Thánh Gióng có thể coi như một “bảo tàng văn hóa” tiêu biểu nhất. Có thể thấy trong lễ hội Thánh Gióng các tín ngưỡng cổ xưa của người Việt như tín ngưỡng thờ đá, thờ các vị thần tự nhiên, thờ tổ nghề, thờ một anh hùng dân tộc…

Hội Gióng là lễ hội đầu tiên ở nước ta được lập hồ sơ để trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của cả nước, miêu tả lại toàn bộ cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là lễ hội được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, coi như một phần bản sắc của họ, chứa đựng những sáng tạo mang tầm nhân loại, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho đất nước…

  • Sự thống nhất và nguyên vẹn của Hội Gióng

Thời quân chủ, các vương triều rất chú ý đến lễ hội này. Nhà Lý (1009-1225) là vương triều rất coi trọng di tích và lễ hội này. Các vương triều sau cũng như vậy. Ghi chép của nhà nghiên cứu người Pháp G.Dumoutier từ năm 1893, cho đến ghi chép của GS-TS Nguyễn Văn Huyên năm 1938, hay ghi chép của GS Trần Quốc Vượng năm 1987 và các bài viết mới nhất của các nghiên cứu đều cho thấy sự thống nhất và nguyên vẹn trong Hội Gióng.

Trong những ghi chép còn lại từ năm 1893, nhà nghiên cứu người Pháp G.Dumoutier đã viết: “Hội Gióng còn đọng mãi trong tâm trí mỗi người giống như một trong những cảnh tượng cảm động nhất mà chúng tôi chứng kiến ở vùng Bắc kỳ. Liệu rằng ở châu Âu già cổ của chúng ta người dân có còn tự hào làm lễ kỷ niệm một sự kiện lịch sử đã diễn ra hai nghìn ba trăm năm trước?”.

Cho đến ngày hôm nay, Hội Gióng vẫn tồn tại nhiều nơi ở vùng đồng bằng Bắc bộ, tâm điểm là làng Phù Đổng (Gia Lâm) - nơi Thánh Gióng sinh ra và Phù Linh (Sóc Sơn) - nơi Thánh Gióng bay về trời với nhiều nghi lễ khá tương đồng.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia thì cái lõi ban đầu của Hội Gióng là lễ hội nông nghiệp nhưng đến thời Lý- Trần, Hội Gióng bắt đầu thay đổi trở thành một hội trận mang tính biểu tượng, tái hiện lại cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, từ lúc chuẩn bị vũ khí, lực lượng, lương thảo cho đến khi kết thúc trận đánh, tướng giặc bị bắt và được tha. Sự phát triển đó đã giúp Hội Gióng sống mãi trong nhân dân và được chính người dân bồi đắp, tạo nên tính cộng đồng độc đáo.

Trong Hội Gióng có diễn xướng dân gian, liên quan đến múa hát ải lao, múa hồ... và diễn xướng. Có thể nói rằng, Hội Gióng không chỉ góp phần tạo động lực để các gia đình ở những nơi có lễ hội sống tốt hơn, có trách nhiệm bảo tồn di sản hơn, mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam. 

Theo SGGP

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục