Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng

Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng

8 giờ 30 ngày 22-11, tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn, diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Đây là buổi lễ cấp quốc gia, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9. Đặc biệt, trong nội dung lễ kỷ niệm, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được thực hiện nhằm tôn vinh lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay.

 

Chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” là hoạt động nghệ thuật tuyên truyền chính trị, do Ban tổ chức những ngày lễ lớn TPHCM chỉ đạo thực hiện, Sở VH-TT-DL tổ chức và đơn vị Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM thực hiện.

Ê kíp thực hiện chương trình gồm tổng đạo diễn: NS Đinh Trung Cẩn – Bộ VH-TT-DL, chỉ đạo nghệ thuật: NS Vy Nhật Tảo, đạo diễn dàn dựng: Dương Thảo, biên tập âm nhạc: Vy Nhật Tảo – Hồng Sơn, Chương trình sân khấu hóa được dàn dựng thành 3 chương, nêu bật những dấu son lịch sử của Nam Kỳ khởi nghĩa.

Đi từ những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ tự phát đến những cuộc khởi nghĩa có Đảng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã để lại những bài học quý giá cho lịch sử cách mạng Việt Nam và lưu truyền qua bao năm tháng những tấm gương anh hùng liệt sĩ làm rạng danh sông núi như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai… góp phần phá tan các âm mưu đàn áp, bắt bớ của thực dân Pháp, làm tiền đề để dẫn đến cuộc đấu tranh thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cũng chính nơi đây – địa danh Mười tám Thôn Vườn Trầu, các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã về hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng, ghi lại bao dấu tích oanh liệt của cuộc khởi nghĩa, là nơi địa linh nhân kiệt, quy tụ được nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung, tập họp được lực lượng quân dân lớn mạnh, sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Để tôn vinh các giá trị lịch sử, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được đầu tư thực hiện hoành tráng, dàn dựng công phu, với sự tham gia biểu diễn của gần 400 diễn viên, trong đó có các nghệ sĩ ca sĩ: NSƯT Tạ Minh Tâm, NSƯT Thanh Ngân, NSƯT Thanh Tuấn, ca sĩ Tô Thanh Phương, các ca sĩ của Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM, dàn hợp xướng Nhạc viện TPHCM, vũ đoàn ABC, Mai Trắng, Mặt Trời, Phương Việt, Rạng Đông…

Tổng đạo diễn NS Đinh Trung Cẩn chia sẻ: “Khi bắt tay thực hiện chương trình, cả ê kíp làm việc đều rất xúc động, ai cũng một lòng cố gắng làm việc hết mình với mong muốn chương trình sẽ thể hiện được đúng khí thế lịch sử, nêu bật được tinh thần và khí phách của những người con ưu tú của Đảng đã nằm lại trên mảnh đất này. Đặc biệt, chương trình sân khấu hóa diễn ra ban ngày nên không thể sử dụng các kỹ xảo, kỹ thuật để tạo hiệu ứng hỗ trợ chương trình, vì vậy các nghệ sĩ sẽ bằng tài năng của mình để thể hiện bức tranh cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trên sân khấu. Khi dàn dựng, chúng tôi cố gắng tạo nên những điểm nhấn độc đáo dựa trên lịch sử…”.

Khí thế hào hùng một thời đấu tranh anh dũng của quân và dân sẽ được thể hiện trong hàng loạt ca khúc truyền thống cách mạng như Nam bộ kháng chiến, Tiến về Sài Gòn… Kết thúc chương trình là clip hình ảnh ghi lại những nét riêng biệt và đổi mới ở những con đường, trường học tại TPHCM vinh dự mang tên những anh hùng lịch sử.

Không có quá khứ thì không có hôm nay, trong quá trình dựng xây đất nước, xây dựng TPHCM hiện đại và tươi đẹp, Đảng bộ và nhân dân TPHCM luôn dành tình cảm, sự trân trọng, lòng cảm ơn sâu sắc tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.

Việc xây dựng khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng là hành động thực tế, mang ý nghĩa nhân văn to lớn, tạo điều kiện để các thế hệ hôm nay và mai sau đến đây để học tập, rèn luyện đạo đức, nuôi dưỡng lòng tự hào, yêu quý đất nước và cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc hơn về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do dân tộc.

Ngoài chương trình sân khấu hóa, buổi tối cùng ngày (22-11), tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng còn diễn ra chương trình ca múa nhạc đặc biệt nhân kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa. Tối 23-11, các CLB thuộc Trung tâm Văn hóa thành phố, các ca sĩ tiếp tục biểu diễn nhiều tiết mục ca múa nhạc phục vụ công chúng.

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục