Đội kịch tương tác Hòa Bình tham gia liên hoan các đội kịch tương tác 6 tỉnh thuộc dự án UNFPA với chủ đề

Đội kịch tương tác Hòa Bình tham gia liên hoan các đội kịch tương tác 6 tỉnh thuộc dự án UNFPA với chủ đề "Phòng chống bạo lực gia đình"

(HBĐT)- Cùng với cán bộ, chuyên viên Hội Phụ nữ tỉnh, Văn phòng đại diện tổ chức GRET Việt Nam tại Hoà Bình khảo sát về tình hình thực trạng bạo lực gia đình ở các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và TPHB, chúng tôi những người ngoài cuộc có không ít nỗi niềm trăn trở. Bạo lực gia đình vẫn đang ở mức báo động và còn nhiều khó khăn trong phòng - chống. Đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực của mỗi gia đình, “lỗi” thường không chỉ thuộc về một phía.

 

Kể về nỗi khổ của mình gần 20 năm trời bị chồng hành hạ trước mặt hàng xóm, láng giềng, vậy mà chị B. vẫn rụt rè rào trước, đón sau: “Em kể cho các chị biết để nguôi ngoai phần nào vậy thôi, các chị đừng đưa tên thật em lên báo kẻo chồng em biết lại hành hạ mẹ con em thêm thì khổ lắm”! Rồi chị kể: 16 tuổi chị rời xóm làng heo hút của mình lên thành phố làm ăn với gia đình chị gái. Trong thời gian ngắn, chị đã yêu và xây dựng gia đình với một anh chàng khá điển trai mặc dù làm nghề tự do nhưng cũng biết cách... kiếm tiền. Chị vốn xuất thân từ làm nông nghiệp lên thành phố lại chẳng có nghề nghiệp ổn định, từ khi bắt đầu sinh con, anh chồng chu cấp mọi khoản chi phí cho sinh hoạt của gia đình, vậy là những mâu thuẫn bắt đầu phát sinh. Có tiền trong tay, chồng chị lao vào cờ bạc, rượu chè, về đến nhà là rầy la mẹ con chị. Chị lên tiếng thì bị đánh đành im lặng, anh ta cũng không tha vì cho rằng vợ coi thường lời nói của mình. Mỗi lần đánh vợ, anh ta thường khóa chặt cửa để không ai có thể giúp đỡ. Quá mệt mỏi đã 2 lần chị gửi đơn ly hôn ra toà nhưng khi được hoà giải, chị mủi lòng quay về với cuộc sống mà chưa biết ngày mai sẽ ra sao?.

 

Anh L., chị P. làm nghề buôn bán rau ở chợ huyện. Ai cũng bảo anh chị vừa chăm chỉ lại có cái “duyên” bán hàng nữa nên việc làm ăn luôn suôn sẻ. Hơn chục năm  gắn bó với nghề vợ chồng chị đã có lưng vốn kha khá, có nhà cao, cửa rộng tiện nghi vật chất đủ đầy. Thế nhưng trong cuộc sống của anh chị, nhắc đến yếu tố tinh thần gần như là điều xa xỉ. Hàng ngày anh chị bám đường, bám chợ, trưa về chuẩn bị cơm nước nghỉ ngơi vài ba tiếng lại tiếp tục gom hàng. Không có thời gian dành cho chăm sóc con cái. Mọi việc trong nhà anh chị phó mặc cho mẹ già đã ở tuổi 80. ấy vậy mà chị P. thỉnh thoảng lại chê bai mẹ chồng chậm chạp, khó tính làm cho bà bực tực phải sắm xoong nồi, bếp núc nấu ăn riêng. Nhà có 2 cậu con trai đang tuổi ăn, tuổi lớn và đang có sự chuyển biến về yếu tố tâm lý nhưng không có thời gian gần gũi con nên anh chị không nhận ra. Đã nhiều lần cậu con trai lớn của anh chị trốn học, khi được hỏi chỉ thủng thẳng trả lời đúng một câu: “Con đi lang thang”. Câu trả lời ấy đã mang lại cho cậu những trận đòn của người cha vốn cục cằn. Không ít lần, anh L. dùng dây xích  để cột chân con lại hy vọng cậu chàng sẽ xám hối. Còn chị P., cũng vì không khéo ăn, khéo nói, thường làm mất đoàn kết trong gia đình nên cũng không ít lần bị anh L. “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đến thâm tím mặt mày...

 

Qua những chuyến đi thực tế, chúng tôi đã biết hàng chục và có thể còn lên tới hàng trăm câu chuyện có liên quan đến bạo lực gia đình. Quan sát và nghe những câu chuyện, cảnh ngộ ấy, chúng tôi đã nghĩ đến  một điều rằng: bạo lực gia đình nảy sinh bao giờ cũng có nguyên do và đối với các cặp vợ chồng có thể nói rằng, chuyện “tại anh, tại ả”. Khi đã bị bạo hành rồi mà vẫn cố tình che giấu, không dám bày tỏ với người ngoài và nhất là không dám báo cáo với cơ quan, đoàn thể, chính quyền... vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh gia đình nên bạo lực gia đình vẫn là cái vòng luẩn quẩn. Trong trường hợp đó cần lắm sự vào cuộc của chính quyền, các ngành, đoàn thể ở KDC.

 

 

                                                                                      Lam Nguyệt

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục