(HBĐT) - Là một trong những cá nhân tiêu biểu được biểu dương vì có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở, anh Hoàng Văn Trung, cán bộ văn hóa xã Hợp Hoà (Lương Sơn) chia sẻ: Sở dĩ phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở Hợp Hoà luôn sôi động và có sức bền là trong quá trình chỉ đạo, xã đã đặc biệt chú trọng tới vận động người dân có ý thức xây dựng đời sống văn hoá từ mỗi gia đình.

 

Đã thành nề nếp, 10 năm qua (2000 - 2010), xã duy trì thường xuyên tuyên truyền nội dung phong trào TDĐKXDĐSVH đến người dân. Qua đó, tổ chức cho các hộ gia đình đăng ký  thực hiện các chuẩn mực gia đình văn hoá. Gắn với các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể như: “ xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” của Hội Phụ nữ;  “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” của Hội Người cao tuổi; “ gia đình CCB gương mẫu” của Hội CCB,  “Gia đình 6 chuẩn mực” của Hội Nông dân..., phong trào xây dựng gia đình văn hoá ngày càng đi vào thực chất và có chiều sâu. Các hộ gia đình quan tâm nhiều hơn tới thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân, không vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy ước của xóm làng. Tình làng, nghĩa xóm ngày càng được phát huy và gắn bó bền chặt. Trong 10 năm, Hợp Hoà xây mới được 1 nhà tình thương, 10 nhà đại đoàn kết với tổng trị giá 265, 4 triệu đồng tặng hộ nghèo, trong đó, nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ 85 triệu đồng, còn lại là vận động từ mỗi gia đình và nhân dân đóng góp ủng hộ. Thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn, nhân dân trong xã hăng hái đóng góp nguyên vật liệu, ngày công lao động để xây dựng 1km đường bê tông tại xóm Trại Hoà. Phong trào toàn dân làm giao thông, thuỷ lợi thường xuyên được duy trì góp phần làm cho đường làng, ngõ xóm được giữ gìn phong quang, sạch đẹp. Vận động các gia đình trong xóm, xã thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để có điều kiện phát triển kinh tế, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan  nhiều năm qua, Hợp Hoà luôn giữ được tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trong khoảng 1%. Đặc biệt, ở xóm Đầm Đa 1, 15 qua không có trường hợp nào sinh con thứ 3 trở lên.

 

Những năm gần đây, phong trào thi đua lao động - sản xuất ở Hợp Hòa có bước phát triển mạnh mẽ. Người dân quan tâm nhiều hơn tới áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, phát triển các ngành nghề phụ để nâng cao thu nhập. Từ đó, ở các thôn, xóm xuất hiện ngày càng nhiều mô hình VAC vừa và nhỏ trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thu nhập khá. Trong phát triển kinh tế gia đình cũng đã phát huy được tình làng, nghĩa xóm thông qua giúp đỡ nhau về giống, vốn, kiến thức KH -KT và ngày công lao động... Hiện đã có một số xóm như: Đầm Đa 1, Đầm Đa 2, Trại Hòa... thành lập được các nhóm cùng sở thích trồng rau an toàn. Đời sống vật chất, tinh thần của mỗi gia đình dần được nâng lên. Năm 2000, toàn xã mới có 50% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, đến nay 100% số hộ đã có ti vi, trên 80% hộ có xe máy làm phương tiện đi lại. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT phát triển mạnh và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân.

 

Nêu cao ý thức xây dựng nếp sống văn hóa từ mỗi gia đình, nhiều năm qua, xã Hợp Hòa luôn thắp sáng ngọn lửa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Hàng năm, xã có khoảng 98% hộ đăng ký thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Từ ý thức phấn đấu của mỗi hộ gia đình, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng tăng. Năm 2000, toàn xã có 59,1% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đến nay, số gia đình văn hóa đã đạt trên 75%. Nhiều năm qua, 2 làng Đầm Đa 2 và Đồng Ỷ luôn giữ vững là làng văn hóa, còn 4 làng khác luôn đạt khu dân cư tiên tiến.

 

 

                                                                                     Lam Nguyệt

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục