Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu
Tham gia văn công quân đội từ khi mái tóc còn xanh, đến nay họ đều đã ngoài tuổi thất thập. Nhưng giờ đây khi lời ca, điệu nhạc vang lên, họ dường như trẻ lại, vẫn uyển chuyển và duyên dáng trong từng điệu múa ca ngợi Bác Hồ. Những kỷ niệm về Bác như lại trở về cùng các nữ nghệ sĩ múa năm xưa: NSƯT - đại úy Bùi Bích Hiệp và thượng sĩ Vũ Thị Vân Khánh (diễn viên múa Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị) cùng nghệ sĩ - trung tá Trương Thị Thanh Trúc (diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5).
Trong buổi giao lưu tại Bến Nhà Rồng TPHCM với các cựu nghệ sĩ quân đội đã từng biểu diễn phục vụ Bác Hồ, NSƯT Bùi Bích Hiệp (SN 1939, quê ở Hà Nội) hồi tưởng trong sự xúc động. Chị tham gia văn công quân đội từ năm 1948, năm 1950 khi còn là cô gái 11 tuổi đã tham gia phục vụ Chiến dịch biên giới, đoàn văn nghệ phục vụ và sinh hoạt với điều kiện thiếu thốn trong kháng chiến. Nhiều lần đi bộ đến nỗi đôi chân sưng tấy. Khi gặp các chị, Bác hỏi các chú trong đoàn có võng không để khiêng mấy diễn viên nữ trẻ vì chân bị sưng đau. Sự lo lắng, ân cần của Bác làm các chị nhớ mãi.
Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu. Ảnh: AN DUNG |
Năm 1957 về Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, theo chân Bác, các chị đi phục vụ văn nghệ ở nước ngoài. Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng, Bác nói: “Ở đây có đầy đủ điều kiện máy nóng, máy lạnh nhưng không phải nhà của chúng ta nên Bác muốn ra ngoài giao lưu với các cháu”.
Bác hỏi các chị có lạnh không và chỉ cách chống rét: ăn ớt. Năm 1963 được tin Bác đến thăm, các chị mất ngủ vì nôn nóng được gặp Bác. Đoàn phân công đội múa đón Bác ở cổng chính, nhưng ai ngờ Bác lại xuất hiện và đi thăm từ nhà bếp ra. Bác nói để “xem các cháu ăn uống có vệ sinh không, có đủ chất không và có lãng phí không vì nông dân làm ra hạt gạo rất vất vả”. Từ những lần được gặp Bác, những tính cách giản dị và ân cần của Người như thấm vào lòng nên mỗi ngày chị Hiệp cố gắng làm theo dù từ điều nhỏ nhất…
Nghệ sĩ Trương Thị Thanh Trúc quê ở Quảng Nam, SN 1939 là diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5 từ 1954-1964. Sau đó chị được Bộ Quốc phòng biệt phái đến công tác tại Phủ Thủ tướng và Phủ Chủ tịch, trong 5 năm công tác (1964-1969).
Trung tá Thanh Trúc kể lại: “Tôi làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và đọc báo cho Bác nghe hàng ngày. Bác thường gọi tôi thân mật là Trúc Thanh làm tôi rất cảm động. Lúc đó tôi 24 tuổi, có một con gái nhỏ 2 tuổi là Bích Trâm, chồng tôi hy sinh tại chiến trường, Bác thông cảm hoàn cảnh và khuyên tôi: “Cháu đừng nghĩ đảng viên là phải sống khổ hạnh, đừng để bé Bích Trâm không có cha”. Nghe lời Bác khuyên, sau đó chị kết hôn với một người bạn chiến trường của chồng. Chị xúc động và khâm phục vì chẳng bao giờ Bác nghĩ gì cho riêng mình mà luôn lo cho hạnh phúc của mọi người...
Nghệ sĩ Vũ Thị Vân Khánh quê ở Hà Nội, SN 1937. Mười năm (1959-1969) là diễn viên múa Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, đã nhiều lần chị cùng đoàn biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Chị kể Bác rất quan tâm đến văn hóa nghệ thuật và mong các diễn viên phải nâng cao trình độ văn hóa để ngày càng có tiết mục hay hơn. Có lần đi biểu diễn cùng Bác tại Bình Nhưỡng, người mở cửa xe cho các chị là Bác làm chị nhớ mãi. Người ân cần và gần gũi như một người cha…
Theo SGGP
(HBĐT) - Ngày 25/5, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức khai mạc trại hè thiếu nhi Hòa Bình năm 2011. Tham dự buổi khai mạc có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn TN, 8 Huyện - Thành đoàn cùng đại diện các thành viên quốc tế 2 nước Singapore, Hoa Kỳ và đông đảo các em thiếu niên, nhi đồng thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Theo Ban quản lý khu di tích lịc sử Nhà máy in tiền xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy), tính đến nay, các đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành các hạng mục của gia đoạn 1 khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền. Các hạng mục đã được thi công, bao gồm: nhà đón tiếp, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khôi phục nhà máy in tiền, hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng…
Chào mừng Ngày quốc tế Thiếu nhi 1-6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm nay, các đoàn nghệ thuật ở Trung ương và Hà Nội đã dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng nhỏ tuổi.
Dù ông Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV), khẳng định mối quan hệ giữa RIAV và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vẫn chưa đến mức căng thẳng, nhưng trên thực tế, vài tháng qua, sau khi VCPMC đưa ra mức giá tác quyền tăng 100%, cả hai bên vẫn chưa có được sự thống nhất.
Tổ chức những cuộc thi văn chương, trại sáng tác, xây dựng tủ sách, thành lập hội nhóm, diễn đàn… là những hoạt động có ý nghĩa góp phần tạo dòng chảy sôi động cho văn học trẻ
(HBĐT) - Theo ông Nguyễn Hồng Mạc, Chánh văn phòng Sở GD & ĐT, trước đây, do nhận thức về vai trò của thư viện trong trường học chưa đầy đủ. Cán bộ phụ trách thư viện chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Thư viện trường học ít mở cửa, hoạt động không thường nhật, học sinh đọc sách thường bị động. Thêm vào đó là sự phát triển của mạng Internet, việc cập nhật những thông tin trên máy tính, điện thoại ngày càng diễn ra phổ biến. Vì thế, giáo viên, học sinh đến thư viện nghiên cứu, học tập không nhiều. Để nâng cao văn hóa đọc cho học sinh phổ thông, những năm gần đây, Sở GD & ĐT đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng quy mô cũng như chất lượng của thư viện để từ đó thu hút học sinh đến học tập, giải trí.